Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 3

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Vật lý - Đề 1

I - TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Chuyển động đều

Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

2. Chuyển động không đều

Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

3. Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức:

{v_{tb}} = \dfrac{s}{t}

Trong đó

+ S: là quãng đường đi được

+ t: thời gian đi hết quãng đường đó.

II - PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI

1. Tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều

Khi tính vận tốc trung bình cần lưu ý: {v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}

Trong đó {s_1},{s_2},...,{s_n}{t_1},{t_2},...,{t_n} là những quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó.

2. Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị

- Thường chọn gốc toạ độ trùng với điểm xuất phát của một trong hai chuyển động. chọn trục tung là Ox, trục hoành là Ot.

- Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng:

x = {x_0} + s = {x_0} + v\left( {t - {t_0}} \right)

Trong đó:

+ {x_0}: là toạ độ ban đầu của vật

+ {t_0}: là thời điểm xuất phát – thời điểm được chọn làm mốc.

- Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động.

III - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8

Bài 1: Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay… người ta nói đến

A. vận tốc tức thời.

B. vận tốc trung bình.

C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

D. vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay … người ta nói đến vận tốc trung bình

⇒ Đáp án B

Bài 2: Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc

A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.

B. không đổi trong suốt quãng đường đi.

C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi

⇒ Đáp án D

Bài 3: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?

A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.

B. Vận động viên chạy 100m đang về đích.

C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh.

D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.

Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều

⇒ Đáp án D

Bài 4: Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều?

A. Cánh quạt quay ổn định.

B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5 km/h.

C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước.

D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất.

Chuyển động của tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước là chuyển động không đều

⇒ Đáp án C

Bài 5: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là:

A. 24 km/h

B. 32 km/h

C. 21,33 km/h

D. 26 km/h

⇒ Đáp án C

Bài 6: Một máy bay chở hành khách bay giữa hai thành phố A và B. Khi xuôi gió thời gian bay là 1h30’, còn khi ngược gió thời gian bay là 1h45’. Biết vận tốc gió luôn không đổi là 10 m/s. Vận tốc của máy bay lúc không có gió là:

A. 468 km/h

B. 648 km/h

C. 684 km/h

D. Các phương án trên đều sai

⇒ Đáp án A

Bài 7: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều

A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống

B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất

C. Chuyển động của đầu cánh quạt

D. Chuyển động của xe buýt từ đường Phạm Văn Đồng ra Nguyễn Phong Sắc

Lời giải:

A, C, D - chuyển động không đều

B - chuyển động đều

⇒ Đáp án B

Bài 8: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều

A. Chuyển động của đầu cánh quạt máy bay khi quạt đang chạy ổn định.

B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.

C. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

D. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.

Lời giải:

A - chuyển động đều

B, C, D - chuyển động không đều

⇒ Đáp án A

Bài 9: Tàu thống nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 15m/s. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn là bao nhiêu?

A. 3000km

B. 1080km

C. 1000km

D. 1333km

⇒ Đáp án B

Bài 10: Chuyển động theo quán tính là:

A. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

B. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

D. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.

⇒ Đáp án C

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 3. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
43 10.467
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 8

    Xem thêm