Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 2

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 2: Vận tốc

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 2: Vận tốc được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Vật lý - Đề 1

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 2: Vận tốc

I - VẬN TỐC

Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

II - CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC

Vận tốc được tính bằng công thức: v = \dfrac{s}{t}

Trong đó:

+v : vận tốc

+ s: quãng đường

+ t: thời gian đi hết quãng đường đó

III - ĐƠN VỊ CỦA VẬN TỐC

- Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian.

- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s

- Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h.

- Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: 1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h hay 1km/h{\rm{ }} = \dfrac{1}{{3,6}}m/s.

- Dụng cụ đo vận tốc: tốc kế (còn gọi là đồng hồ vận tốc)

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 2: Vận tốc

IV - LƯU Ý

- Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc:

1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s hay 1 m/s = \dfrac{1}{{0,514}} nút.

- Vận tốc ánh sáng: {3.10^8}m/s = 300.000{\rm{ }}km/s

- Đơn vị chiều dài người ta còn dùng là “năm ánh sáng”. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.

+ Năm ánh sáng = 9,{4608.10^{12}}km\; = {10^{16}}m

+ Khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất là 4,3 năm ánh sáng gần bằng 43 triệu tỉ mét.

V - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8

Bài 1: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là

A. vôn kế

B. nhiệt kế

C. tốc kế

D. ampe kế

Tốc kế là dụng cụ để xác định tốc độ tức là sự nhanh chậm của chuyển động của một vật

⇒ Đáp án C

Bài 2: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?

A. Cho biết hướng chuyển động của vật.

B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.

C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.

D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.

Độ lớn của vận tốc cho ta biết vật chuyển động nhanh hay chậm

⇒ Đáp án C

Bài 3: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0oC có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?

A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn.

B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn.

C. Hai chuyển động bằng nhau.

D. Tất cả đều sai.

VH = 1692 m/s

⇒ Đáp án B

Bài 4: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào

A. đơn vị chiều dài

B. đơn vị thời gian

C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.

D. các yếu tố khác.

Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian

⇒ Đáp án C

Bài 5: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm (trung bình là 365 ngày). Biết vận tốc quay của Trái Đất bằng 108000 km/h. Lấy π ≈ 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là:

A. 145 000 000 km

B. 150 000 000 km

C. 150 649 682 km

D. 149 300 000 km

⇒ Đáp án C

Bài 6: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s.

A. 5100 m

B. 5000 m

C. 5200 m

D. 5300 m

Bom nổ cách người quan sát: s = v.t = 340.15 = 5100 m

⇒ Đáp án A

Bài 7: Một máy bay bay với vận tốc 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu?

A. 1 giờ 20 phút

B. 1 giờ 30 phút

C. 1 giờ 45 phút

D. 2 giờ

⇒ Đáp án C

Bài 8: Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = 8h5’ – 7h20’ = 45’ = 2700s

Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m

Vận tốc của người đó:

v=\frac st=\frac{24300}{2700}=9m/s=\hspace{0.278em}32,4\hspace{0.278em}km/h

Bài 9: Lúc 8 giờ một người đi xe đạp khởi hành từ A về B với vận tốc 5 m/s. Lúc 10 giờ một người đi xe máy cũng đi từ A về B với vận tốc 36 km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?

- Gọi t là thời gian của người đi xe đạp kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau.

- Thời gian của người đi xe máy kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau là t -1.

Quãng đường người đi xe đạp đi được:

sĐ = vĐ.t = 5.3,6.t = 18t (1)

Quãng đường người đi xe máy đi được:

sM = vM.t = 36.(t - 1) = 36t – 36 (2)

- Khi gặp nhau thì: sĐ = sM (3)

- Từ (1), (2) và (3) ta có: 18t = 36t – 36 ⇒ t = 2 giờ

Vậy sau 9 + 2 = 11 giờ hai người gặp nhau.

Nơi gặp nhau: sĐ = 18.2 = 36 (km)

Câu 10: Một người đi xe máy với vận tốc 20km/h và một người đi xe đạp với vận tốc cùng khởi hành ở cùng một nơi và chuyển động cùng chiều nhau. Sau khi đi được 20 phút, người đi xe máy dừng lại và nghỉ 30 phút rồi trở lại đuổi theo người đi xe đạp. Hỏi khoảng cách giữa hai xe khi đi được 50 phút là bao nhiêu?

A. 5km

B. 6km

C. 5/3 km

D. 10/3 km

⇒ Đáp án C

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 2. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
21 14.195
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 8

    Xem thêm