Mở bài Hứng trở về
Mở bài Hứng trở về Nguyễn Trung Ngạn
Mở bài thơ Hứng trở về Nguyễn Trung Ngạn được VnDoc tổng hợp từ các nguồn. Với 7 mẫu mở bài này sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo, từ đó có thêm nhiều ý tưởng hoàn thiện bài văn của mình
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Mở bài thơ Hứng trở về mẫu 1
Cảm hứng quê hương luôn là đề tài được chú ý trong văn học Trung đại, ở đó, người đọc cảm nhận được tình cảm thuần túy dành cho nơi chôn rau cắt rốn của những vị quan cao chức lớn, phục vụ lâu năm trong triều đình. Sau những xô bồ, tranh đấu triều chính, những giây phút bình yên ở quê nhà luôn được khắc họa vừa dung dị, giản đơn mà vừa quý báu, đáng nhớ. Với Nguyễn Trung Ngạn, trong nỗi nhớ nhà day dứt khi xa xứ đi Trung Quốc, ông đã bày tỏ cảm xúc vào bài thơ "Quy hứng". Viết về quê hương, nhà thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn gửi vào đó tình yêu mến, biết ơn với quê hương trong mọi hoàn cảnh.
Mở bài thơ Hứng trở về mẫu 2
Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, Hưng Yên), là một danh thần của nhà Trần, làm quan đến chức Thượng thư. Ông để lại tác phẩm Giới Hiên thi tập và nổi bật lên đó là bài thơ Hứng trở về (Quy hứng).
Mở bài thơ Hứng trở về mẫu 3
"Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu"
Nguyễn Trung Quân đã từng băn khoăn hỏi lại như thế, quê hương là gì mà ai cũng phải nhớ, phải yêu, phải tìm về dù có đi tới bất cứ đâu. Quê hương - hai tiếng đơn giản, mộc mạc ấy lại chứa đựng biết bao ý nghĩa. Không ít những nhà văn nhà thơ luôn tìm thấy một nguồn cảm hứng dạt dào mỗi khi nhắc tới quê hương của mình và Nguyễn Trung Ngạn cũng vậy. Trong một lần đi sứ bên Trung Quốc, ông đã sáng tác lên tác phẩm "Hứng trở về" - Quy hứng để bày tỏ nỗi nhớ quê hương tha thiết và ước mong được mau chóng trở về quê nhà.
Mở bài thơ Hứng trở về mẫu 4
Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, Hưng Yên), là một danh thần của nhà Trần, làm quan đến chức Thượng thư. Ông để lại tác phẩm Giới Hiên thi tập và nổi bật lên đó là bài thơ Quy Hứng.
Mở bài thơ Hứng trở về mẫu 5
Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi, làm quan đến chức Thượng thư thời nhà Trần. Ông còn để lại Giới Hiên thi tập bằng chữ Hán. Bài thơ “Quy hứng” được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, sáng tác trong thời gian Nguyễn Trung Ngạn đi sứ ở Giang Nam, Trung Quốc.
Mở bài thơ Hứng trở về mẫu 6
Nguyễn Trung Ngạn là nhà thơ Việt Nam có nhiều thành tựu đáng kể, cả cuộc đời của ông đã phục vụ cho sự nghiệp văn chương và có những ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học nước nhà tiêu biểu là tác phẩm Quy Hứng của Nguyễn Trung Ngạn.
Mở bài thơ Hứng trở về mẫu 7
Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người ở làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, Hưng Yên), Ông là một danh thần dưới thời trần, cùng với đó là số lượng tác phẩm ông để lại, đặc biệt là "Giới hiên thi tập". Hứng trở về là một trong số những tác phẩm của Giới hiên thi tập được sáng tác khi tác giả đang đi sứ ở Trung Quốc, qua đây đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả. Tình yêu nồng nàn ấy được thể hiện bằng nỗi nhớ quê hương da diết và sự gắn bó với cuộc sống bình dị nơi quê nhà.
Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Mở bài Hứng trở về, bảo mọi người Thiền Sư Mãn Giác, chắc chắn các bạn học sinh đã phần nào hiểu được nội dung tư tưởng tác phẩm, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các bạn một số bài viết khác trong những bài văn mẫu 10 có liên quan đến tác phẩm như: Soạn bài Hứng trở về (Quy hứng), Soạn văn 10 bài Hứng trở về, Phân tích bài thơ Quy hứng (Hứng trở về) của Nguyễn Trung Ngạn...các bạn cùng tham khảo.
.........................................
Ngoài Mở bài Hứng trở về. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt