Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mở bài Cảnh ngày hè Nguyễn Trãi

Mở bài thơ Cảnh ngày hè của tác giả Nguyễn Trãi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lại. Dưới đây là các mẫu mở bài cảnh ngày hè hay nhất, mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Mở bài thơ Cảnh ngày hè mẫu 1

Cảnh ngày hè là một bài thơ vừa thể hiện tâm hồn nghệ sĩ, vừa thể hiện tình yêu cuộc sống và tấm lòng thương dân của Nguyễn Trãi. Cảnh ngày hè thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình) trong Quốc âm thi tập - một tập thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Trong tập thơ này, những bài nói về tâm sự trong cuộc sống nhàn dật chiếm số lượng nhiều nhất và cũng là phần hay nhất. Có thể ước đoán Nguyễn Trãi sáng tác bài thơ này vào khoảng 1438 - 1439 lúc ông xin về trông coi chùa Tư Phúc ở Côn Sơn. Bức tranh thơ của người nghệ sĩ thật đẹp, một vẻ đẹp ngồn ngộn sức sống với đầy đủ đường nét, màu sắc, hương thơm, âm thanh và ánh sáng, có cái hữu hình và có cả những cái vô hình. Bắt đầu từ cây hoa hoè màu xanh lục với tán lá “đùn đùn” căng đầy “trương” lên như một chiếc ô lớn làm dịu mát cả một góc trời. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn. Tuy về cơ bản vẫn là dạng thất ngôn bát cú nhưng có hai điểm khác: thứ nhất, câu một và câu tám chỉ có sáu chữ; thứ hai, câu ba và câu bốn ngắt nhịp 3/4. Chính hai điểm khác biệt này đã khiến cho cấu trúc bài thơ thay đổi, câu một và câu tám trở thành câu độc lập (không gắn với những câu khác để thành một “liên”); tiết tấu cũng đa dạng hơn.

Mở bài thơ Cảnh ngày hè mẫu 2

Cảnh ngày hè không đơn thuần là bức tranh phong cảnh. Cách dùng từ, đặt câu, cách tạo dựng hình ảnh cho thấy Nguyễn Trãi không hề ngắm cảnh một cách thụ động, cảnh không miêu tả thuần tuy khách quan mà theo sức tưởng tượng mạnh mẽ của con người, cảnh đã hòa quyện với tình. Nhà thơ như quên đi nỗi buồn chán vì phải ngồi không, phải cô độc. Tình con người bỗng trẻ lại, muốn hoạt động sôi nổi, muốn gắn bó với đời, với người, với cỏ cây hoa lá. Và từ đây cái chí “tiên ưu” (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ) bừng thức dậy trong lòng ức Trai. Đó là âm nhạc của cuộc sống có tiếng lao xao người mua kẻ bán từ một phiên chợ cá làng ngư phủ hoà vào tiếng dắng dỏi râm ran cua bản nhạc ve. Không khí buổi chiều hè nơi làng quê thật rộn rã, náo nức. Ông thấy, lẽ ra lúc này phải có cây đàn của vua Thuấn để tấu lên niềm mong mỏi lớn nhất, tha thiết nhất là dân chúng khắp nơi đều được giàu có, no đủ.

Mở bài thơ Cảnh ngày hè

Mở bài thơ Cảnh ngày hè mẫu 3

Bài thơ Cảnh ngày hè, như tên gọi của nó, trước hết là một bài thơ tức cảnh, một cảnh tượng đầy sức sống: cây cối sinh sôi, sắc màu tưng bừng sôi động, hương thơm toả ngát, âm thanh rộn rã... Người nghệ sĩ đã vẽ bức tranh ấy bằng niềm vui sống, bằng sức sống của một tâm hồn tươi trẻ và trên hết là niềm ao ước không phải cho mình mà cho dân mình có cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Câu thơ sáu tiếng khép lại bài thơ thật bất ngờ. Một tiếng đàn gảy lên mà như phép màu nhiệm của tiếng đàn Thạch Sanh trong cổ tích đã biến hoá tất cả. Giấc mơ của Nguyễn Trãi bỗng như đang biến thành hiện thực vậy. Người nghệ sĩ ấy đã vận dụng một cách sáng tạo và tài hoa một thể thơ vốn nghiêm ngặt về cấu trúc hình thức, tạo nên một bài thơ hay, giàu ý nghĩa nhân văn.

Mở bài thơ Cảnh ngày hè mẫu 4

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng thơ bất tận, để người nghệ sĩ mài mực viết nên những trang hoa tờ hoa của mình. Nhưng nếu trong thơ Mới ta bắt một thế giới hữu sắc đa hương, mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ thì ngược dòng thời gian trở về trước, văn học trung đại còn kiềm tỏa sự sáng tạo và cái tôi nghệ thuật. Thiên nhiên cũng không được tự do thể hiện bản sắc đa dạng và sức sống nội lực của nó, thiên nhiên trong văn học trung đại vẫn là những ước lệ điển hình mà người sau kẻ trước noi theo. Thế nhưng, đến với Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, ta dường như cảm nhận được một nội lực khác tỏa ra từ bài thơ. Cảnh ngày hè là bức tranh ngày hè pha trộn giữa những đường nét mới mẻ hiện đại, đậm chất sống nguyên sơ của cuộc sống đời thường - điều vô cùng hạn chế trong văn học trung đại, kết hợp với chất liệu cổ điển của một mùa hè đã đi vào điển tích, từ đó khiến bài thơ mang đậm dấu ấn riêng của hồn thơ Nguyễn Trãi.

Mở bài Cảnh ngày hè mẫu 5

Nguyễn Trãi không chỉ là một bậc anh hung lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất của thời đại mà còn là người khởi đầu cho nền thơ cổ điển bằng tiếng Việt qua tập thơ Nôm “Quốc âm thi tập” nổi tiếng. Đó là tập thơ mà tác giả đã gửi gắm mọi tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của mình. Tiêu biểu trong tập thơ đó là bài “Cảnh ngày hè”. Qua bài thơ, chúng ta sẽ có những cảm nhận rõ nét về tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của tâm hồn Ức Trai

Mở bài trực tiếp Cảnh ngày hè

Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc, trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau một kho tàng văn chương vĩ đại, đặc sắc. “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới – bài 43) là một trong số đó, bài thơ đã phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè qua con mắt tinh tế của tác giả, thể hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của Nguyễn Trãi.

Mở bài gián tiếp Cảnh ngày hè

Cảnh đẹp thiên nhiên đất trời phong phú qua 4 mùa luôn là cảm hứng sáng tác bất tận cho các thi sĩ của thời đại. Đã có biết bao bài thơ ra đời lấy chủ đề thiên nhiên làm trung tâm để kín đáo thể hiện tâm tư, khát vọng của tác giả, và không thể không nhắc đến bài thơ “Cảnh ngày hè” của bậc đại tài Nguyễn Trãi. Bài thơ là những quan sát tinh tế nhất của tác giả về khung cảnh thiên nhiên, đất trời vào mùa rực rỡ nhất. Nhưng ẩn đằng sau đó ta vẫn thấy được tấm lòng yêu nước, thương dân, ước vọng cao đẹp của nhà thơ.

Mở bài nâng cao Cảnh ngày hè

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng dành những lời trân trọng nhất “Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió thời đại…”. Điều đó là chẳng hề nói quá với những đóng góp quan trọng của bậc đại tài Nguyễn Trãi đối với dân tộc ta. Bên cạnh những cống hiến về mặt chính trị khi còn là một vị đại thần, Nguyễn Trãi còn để lại một kho tang văn chương đặc sắc cho dân tộc. Trong những năm tháng lui về ở ấn, ông đã cho ra đời bài thơ “Cảnh ngày hè” với những quan sát tinh tế bằng cặp mắt của một con người yêu thiên nhiên, đất trời, cuộc sống bình dị nơi thôn dã, và qua đó ta còn thấy được ước vọng, khao khát cao đẹp của nhà thơ với đất nước lúc bấy giờ.

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Mở bài Cảnh ngày hè Nguyễn Trãi, chắc chắn các bạn học sinh đã phần nào hiểu được nội dung tư tưởng tác phẩm, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các bạn một số bài viết khác trong những bài văn mẫu 10 có liên quan đến tác phẩm như: Soạn văn 10 bài: Cảnh ngày hè, Soạn bài Cảnh ngày hè, Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ...các bạn cùng tham khảo.

.........................................

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Mở bài Cảnh ngày hè Nguyễn Trãi. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập, VnDoc.com mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mở bài - Kết bài hay lớp 10

    Xem thêm