Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Với 3 bài mẫu mở bài dưới đây hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn vận dụng vào làm bài văn của mình tốt hơn. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Bài mẫu 1

Kho tàng văn học Việt Nam đã ghi dấu ấn của bao nhà thơ, nhà văn nổi tiếng với nhiều màu sắc văn học khác nhau. Một trong những tác giả không thể không nhắc đến chính là tác giả Nguyễn Trãi. Ông là một tác giả vô cùng nổi tiếng trong thời kì văn học trung đại. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị cao, trong đó có Bình Ngô đại cáo. Ngay từ đoạn thơ đầu tiên của bài cáo, ông đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa với mục đích vì nhân dân trừ bạo.

Tham khảo thêm: Cảm nhận về Bình Ngô đại cáo đoạn 1

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Bài mẫu 2

Nhắc đến tác giả Nguyễn Du, chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Bình Ngô đại cáo - một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông. Bài cáo đã mang đến cho bạn đọc nhiều khía cạnh khác nhau và có cái nhìn đa diện hơn về lí tưởng cách mạng lúc bấy giờ. Ngay ở đoạn thơ đầu tiên, tác giả đã nêu cao tinh thần nhân nghĩa cao đẹp.

Tham khảo thêm: Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Bài mẫu 3

Tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần vì dân trừ bạo từ lâu đã ngấm vào máu thịt của bao thế hệ con người Việt Nam ta và trở thành truyền thống yêu nước qua nhiều thời kì. Tinh thần đó đã đi vào thơ văn từ trung đại đến hiện đại. Một trong những tác phẩm phản ánh chính xác nhất tư tưởng này chính là Bình Ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trãi đã nêu lí tưởng nhân nghĩa, vì dân trừ bạo.

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Bài mẫu 4

Nguyễn Trãi ngoài việc được biết đến là một tác giả văn học với nhiều tác phẩm nổi tiếng thì còn là nhà quân sự kiệt xuất của lịch sử dân tộc. Trên phương diện là một tác giả văn học, ông có không ít những đóng góp to lớn cho nước nhà, tác phẩm Bình ngô đại cáo là một tác phẩm nổi bật, ngay từ đoạn thơ đầu tiên đã có thể nhận thấy được ngòi bút mang đầy nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Ở đây tư tưởng nhân nghĩa với mục đích vì nhân dân, "trừ bạo" nhằm mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc để xây dựng đất nước được nhà thơ đề cập rất rõ.

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Bài mẫu 5

Trong thời văn học trung đại Việt Nam chúng ta không thể không kể đến Nguyễn Trãi, ông là một nhà văn chính luận lỗi lạc. Không chỉ là một nhà thơ trữ tình và còn là nhà văn chính luận kết xuất với tác phẩm "Bình ngô đại cáo", đây là áng văn thể hiện rõ lòng yêu nước, thương dân của tác giả khi ngay từ đoạn thơ đầu để thể hiện rất rõ.

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Bài mẫu 6

Ngoài "Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì còn có "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt, "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi cũng được coi là bản tuyên ngôn độc lập. Ở thời điểm của mình, Nguyễn Trãi viết nên "Bình Ngô đại cáo" thể hiện rõ ràng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, căm ghét quân xâm lược, bởi vậy tác phẩm mới được coi như là một "áng thiên cổ hùng văn" bất hủ của dân tộc. Ngay từ mở bài bình ngô đại cáo đoạn 1 đã thể hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt, vạch rõ tội ác "trời không dung, đất không tha" của giặc Ngô (quân Minh) khi âm mưu xâm chiếm Đại Việt ta.

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Bài mẫu 7

Xưa nay tư tưởng nhân nghĩa vốn được biết đến là một nội dung tích của Nho giáo, là tình yêu thương, sự hi sinh và giúp đỡ giữa những con người với nhau. Tư tưởng lớn lao ấy đi vào những áng văn lời thơ cũng mang những nét thật riêng biệt. Nguyễn Trãi đã làm sáng lên “nhân nghĩa” trong Bình Ngô đại cáo, đặc biệt là ở đoạn 1 của tác phẩm. “Nhân nghĩa” ấy chính là yêu dân, đặt nhân dân lên hàng đầu và hãy chiến đấu vì sự hạnh phúc của nhân dân. Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về quan niệm ấy của ông.

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Bài mẫu 8

Nguyễn Trãi (Ức Trai) được biết đến không chỉ là một nhà quân sự chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà thơ lớn, nghệ sĩ lớn của dân tộc. Nhắc đến ông, ta không thể quên những tác phẩm nổi bật như Quân Trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Quốc Âm thi tập hay Ức Trai thi tập. Trong đó, tác phẩm Bình Ngô đại cáo, đặc biệt là ở đoạn thơ đầu đã nêu cao tư tưởng “nhân nghĩa”, lấy hạnh phúc của nhân dân là yếu tố cốt lõi, đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc của tác giả. Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo sẽ thấy rất rõ điều đó.

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Bài mẫu 9

Nguyễn Trãi là một tác gia lớn của văn học Việt Nam. Nhắc đến Nguyễn Trãi không thể không nhắc những sáng tác thi hứng về thiên nhiên, nhưng bên cạnh đó, còn có một tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông – đó chính là Bình Ngô đại cáo. Tác phẩm này với những ý nghĩa lịch sử đặc biệt, được xem là một tác phẩm mang giá trị tương đương với một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Đại Việt. Ý nghĩa và giá trị to lớn ấy được khắc họa rõ nét trong đoạn đầu của tác phẩm.

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Bài mẫu 10

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba có công lớn trong công cuộc dẹp giặc Minh đem lại nền thái bình thịnh trị cho nước nhà. Ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó phải kể đến một số tác phẩm như: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập, Quốc Âm thi tập, Ức Trai thi tập… Đại cáo bình Ngô được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 - Bài mẫu 11

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) nói không ngoa chính là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông còn là vị anh hùng dân tộc có "tấm lòng sáng tựa sao Khuê" dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng hướng tâm nguyện về dân về nước. Điều này thể hiện ngay trong những tác phẩm của Nguyễn Trãi qua từng thời kỳ. Dưới tình thế buộc phải ở ẩn, bài thơ “Cảnh ngày hè” chứa sự tha thiết muốn cống hiến dựng xây đất nước của người nghệ sĩ. Đất nước thắng trận, “Bình Ngô đại cáo” bao hàm tư tưởng nhân nghĩa, quyết “trừ bạo”, an dân ngay từ đoạn 1:

“Từng nghe:

……………………..

Chứng cớ còn ghi.”

--------------------------------

Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 được VnDoc chia sẻ trên đây của Nguyễn Trãi để thấy lời khẳng định đầy tự hào và khoa học về đất nước – Một dân tộc có nền văn hiến lâu đời và lấy “nhân nghĩa” làm tư tưởng cốt lõi. Không những thế, tình yêu cùng niềm tự hào sâu sắc của ông với đất nước còn được thể hiện rõ nét qua phần đầu của tác phẩm. Chúc các bạn học tốt và nhớ tham khảo thêm các bài văn mẫu liên quan đến tác phẩm Cáo Bình Ngô nhé

............................................

Ngoài Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Soạn văn 10, soạn bài 10 hoặc đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Vũ Thị Thu Phượng
    Vũ Thị Thu Phượng

    đoạn 1 bài mẫu 2: nhắc đến ng du ko thể nào ko nhắc đến bình ngô đại cáo ?? tuy trên lớp k chép bài e vẫn bt t giả nhé -.-


    Thích Phản hồi 19/03/21

Mở bài - Kết bài hay lớp 10

Xem thêm