Mở bài Nỗi oán của người phòng khuê

Mở bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê của Vương Xương Linh được VnDoc tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Khuê oán" hay nhất. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn tải về tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Mở bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê mẫu 1

Vương Xương Linh (698 – 757), tự là Thiếu Bá, quê ở Trường An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ông nổi tiếng rất sớm về tài văn chương. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông ra làm quan nhưng con đường hoạn lộ của ông gặp nhiều trắc trở. Rời chốn kinh đô về làng được một thời gian, ông bị tên thứ sử ở địa phương hãm hại. Thơ ông vừa giàu tính hiện thực, vừa đậm đà chất trữ tình, phản ánh những vấn đề lớn của thời đại như chiến tranh, thương đau, mất mát… Đặc biệt, ông thường đi sâu phân tích và thể hiện tâm lí, tình cảm của nhiều loại người như tầng lớp trí thức, tướng sĩ, binh lính, những thiếu phụ có chồng ngoài mặt trận… Trong số những kiệt tác của ông thì bài Khuê oán (Nỗi oán của người phòng khuê) được người đời hâm mộ và truyền tụng rộng rãi bởi nó được coi là tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của dân chúng thời Thịnh Đường.

Mở bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê mẫu 2

Vương Xương Linh là một trong những nhà thơ thời Thịnh Đường. Thơ ông hiện còn 186 bài, trong đó đặc sắc nhất là thơ thất ngôn tuyệt cú. Vương Xương Linh với phong cách tinh tế, trong trẻo, thường đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ, nỗi li sầu biệt, hận của người thiếu phụ khuê các, tình bằng hữu chân thành trong sáng

Mở bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê mẫu 3

Có những bài thơ Trung Quốc mà đã để lại cho chúng ta những bạn đọc Việt Nam biết bao nhiêu cảm xúc và suy nghĩ về cuộc đời của những người xưa. Thơ Đường có nhiều kiệt tác về đề tài chiến tranh. Tuy không nói trực tiếp đến sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng từ nỗi sầu biệt hận của người thiếu phụ phòng khuê. Nếu như Việt Nam ta có bài thơ Chinh Phụ Ngâm thể hiện được nỗi lòng chinh phụ có chồng đi đánh giặc thì văn học Trung Quốc có Nỗi oán của người phòng khuê. Bài thơ đã cất lên tiếng nói căm ghét oán hờn đối với chiến tranh. Với một bài thơ như Khuê oán thì hàng trăm mũi tên phản chiến ắt còn phải chịu thua xa.

Mở bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê mẫu 4

Vương Xương Linh (698 - 757), nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường, tự Thiếu Bá, người Kinh Triệu - Tràng An (nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Năm 727, đỗ Tiến sĩ rồi lần lượt làm một số chức quan nhỏ, nhiều lần bị cách chức. Sự biến An Lộc Sơn bùng nổ, ông trở về quê. Sau ông bị Thứ sử Hào Châu là Lư Khâu Hiểu giết chết. Ông để lại cho đời 186 bài thơ và một số tập văn, trong đó có một số bài bàn về quy cách làm thơ.

Mở bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê mẫu 5

Vương Xương Linh (698 – 757), tự là Thiếu Bá, quê ở Trường An, tĩnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ông nổi tiếng rất sớm về tài văn chương. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông ra làm quan nhưng con đường hoạn lộ của ông gặp nhiều trắc trở. Rời chốn kinh đô về làng được một thời gian, ông bị tên thứ sử ở địa phương hãm hại. Thơ ông vừa giàu tính hiện thực, vừa đậm đà chất trữ tình, phản ánh những vấn đề lớn của thời đại như chiến tranh, thương đau, mất mát… Đặc biệt, ông thường đi sâu phân tích và thể hiện tâm lí, tình cảm của nhiều loại người như tầng lớp trí thức, tướng sĩ, binh lính, những thiếu phụ có chồng ngoài mặt trận… Trong số những kiệt tác của ông thì bài Khuê oán (Nỗi oán của người phòng khuê) được người đời hâm mộ và truyền tụng rộng rãi bởi nó được coi là tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của dân chúng thời Thịnh Đường.

Mở bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê mẫu 6

Vương Xương Linh (698 – 757), nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường, tự Thiếu Bá, người Kinh Triệu – Tràng An (nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Năm 727, đỗ Tiến sĩ rồi lần lượt làm một số chức quan nhỏ, nhiều lần bị cách chức. Sự biến An Lộc Sơn bùng nổ, ông trở về quê. Sau ông bị Thứ sử Hào Châu là Lư Khâu Hiểu giết chết. Ông để lại cho đời 186 bài thơ và một số tập văn, trong đó có một số bài bàn về quy cách làm thơ.

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Mở bài Nỗi oán của người phòng khuê, chắc chắn các bạn học sinh đã phần nào hiểu được nội dung tư tưởng tác phẩm, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các bạn một số bài viết khác trong những bài văn mẫu 10 có liên quan đến tác phẩm như: Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) của Vương Xương Linh, Soạn văn 10 bài: Nỗi oán của người phòng khuê ...các bạn cùng tham khảo.

.........................................

Ngoài Mở bài Nỗi oán của người phòng khuê. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 34
Sắp xếp theo

    Mở bài - Kết bài hay lớp 10

    Xem thêm