Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm muối đó là
Muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm muối đó là
Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm muối đó là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của muối. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết, câu hỏi liên quan.
Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm muối đó là
A. MgCl2
B. KHSO4
C. Na2CO3
D. NaCl
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Khi hòa tan Na2CO3 vào nước, ion CO32-:
CO32- + H2O ↔ HCO3- + OH- (ion OH- cho môi trường kiềm)
Đáp án C
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Muối nào tan trong nước tạo dung dịch có môi trường kiềm?
A. KCl.
B. Na2S.
C. NH4Cl.
D. NaNO3
Câu 2. Dung dịch muối nào dưới đây có ph > 7?
A. NaHSO4
B. NaNO3
C. NaHCO3
D. (NH4)2SO4
Câu 3. Trong các muối sau : KCl, Na2CO3, K2S, Na2SO4, NaNO3, NH4Cl, ZnCl2, những muối có môi trường trung tính là
A. KCl, NaNO3, Na2SO4.
B. Na2CO3, ZnCl2, NH4Cl.
C. KCl, K2S, NaNO3.
D. NaNO3, Na2SO4, NH4Cl.
Những muối có môi trường trung tính là muối tạo bởi bazơ mạnh và axit mạnh
=> Muối dó là: NaCl, NaNO3, Na2SO4.
Câu 4. Trong các chất sau đây: Na2CO3, NaHCO3, NH4Cl, NaHS, Na2HPO3, CH3COONa, NaHSO4. Số muối axit là:
A. 6
B. 5.
C. 3.
D. 4.
NaHCO3, NaHS, NaHSO4.
Na2HPO3 là muối trung hòa
Câu 6. Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là
A. NaOH, CO2, H2.
B. Na2O, CO2, H2O.
C. Na2CO3, CO2, H2O.
D. NaOH, CO2, H2O.
Phương trình hóa học
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Câu 7. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch
A. KCl.
B. CaCl2.
C. KOH.
D. NaNO3.
Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch là CaCl2
Phương trình phản ứng hóa học
Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3
CaCO3 là kết tủa màu trắng
Câu 8. Chọn phát biểu không đúng khi nói về NaHCO3.
A. là muối axit.
B. dung dịch NaHCO3 có môi trường kiềm.
C. có tính lưỡng tính.
D. không tác dụng với dung dịch NaOH
Câu 9. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần
B. Các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim
C. Từ Li đến Cs, điện tích hạt nhân tăng dần, khả năng tách e hóa trị giảm dần
D. Kim loại kiềm có tính khử mạnh nên thế điện cực rất dương
Kết luận đúng là: các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim.
A sai vì nhiệt độ nc và nhiệt độ sôi giảm dần từ Li đến Cs.
C sai vì khả năng tách e hóa trị tăng dần do năng lượng ion hóa giảm dần.
D sai vì thế điện cực của kim loại kiềm rất âm
Câu 10. Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là
A. bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu
B. bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa xanh
C. sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh
D. sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu đỏ
Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh.
Phương trình hóa học
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
----------------------------------------
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm muối đó là. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu học tập nhé.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan