Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11

Nêu quá trình cố định nitơ khí quyển và vai trò của nó

3
3 Câu trả lời
  • Xuka
    Xuka

    * Quá trình cố định nitơ khí quyển: Nitơ phân tử (N2) có lượng lớn trong khí quyển và mặc dù "tắm mình trong biển khí nitơ phần lớn thực vật vẫn hoàn toàn bất lực trong việc sử dụng khí nitơ này. May mắn thay nhờ có enzim nitrogenaza và lực khử mạnh, một số vi khuẩn sống tự do và cộng sinh đã thực hiện được việc khử N2 thành dạng nitơ cây có thể sử dụng được: NH4 . Các nhóm vi khuẩn tự do có khả năng cố định nitơ khí quyển như: Azotobacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc... và các vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabaena azolleae trong bèo hoa dâu). Quá trình đó có thể tóm tắt:

    Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra:

    - Có các lực khử mạnh.

    - Được cung cấp năng lượng ATP.

    - Có sự tham gia của enzim nitrogenaza.

    - Thực hiện trong điều kiện kị khí.

    Hai điều kiện: lực khử và năng lượng do vi khuẩn có khả năng cố định nitơ tự tạo ra hoặc lấy ra từ quá trình quang hợp, hô hấp, lên men của cơ thể cộng sinh.

    * Các vi khuẩn tự do có thể cố định hàng chục kg gốc NH4+/ha/năm, các vi khuẩn cộng sinh có thể cố định hàng trăm kg NH4+/ha/năm. Bổ sung cho đất lượng nitơ mà các cây trồng đã lấy đi.

    0 Trả lời 23/10/21
    • Đen2017
      Đen2017

      Nhờ có enzim nitrogenaza và lực khử mạnh (NADPH), một số vi khuẩn sống tự do và cộng sinh đã thực hiện quá trình khử N2 thành dạng NH4 cây có thể sử dụng được (theo sơ đồ sau). Các nhóm vi khuẩn tự do có khả năng cố định nitơ khí quyển như: Azotobacter, Clostridium,… và các vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabaena azolleae trong bèo hoa dâu).

      0 Trả lời 23/10/21
      • Bạch Dương
        Bạch Dương

        Nitơ phân tử (N2) có lượng lớn trong khí quyển và mặc dù ″tắm mình trong biển khí nitơ phần lớn thực vật vẫn hoàn toàn bất lực trong việc sử dụng khí nitơ này. Nhờ có enzim nitrogenaza và lực khử mạnh, một số vi khuẩn sống tự do và cộng sinh đã thực hiện được việc khử N2 thành dạng nitơ cây có thể sử dụng được: NH+4 . Các nhóm vi khuẩn tự do có khả năng cố định nitơ khí quyển như: Azotobacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc… và các vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabaena azolleae trong bèo hoa dâu).

        0 Trả lời 23/10/21

        Sinh học

        Xem thêm