Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Cự Giải Địa Lý Lớp 12

Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam

Dựa vào bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I (oC)

Nhiệt độ trung bình tháng VII (oC)

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân?

4
4 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    - Nhận xét:

    Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.

    + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).

    + Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)

    + Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).

    - Giải thích:

    + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

    + Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.

    + Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.

    Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).

    Trả lời hay
    2 Trả lời 08/12/21
    • Phước Thịnh
      Phước Thịnh

      a) Nhận xét


      - Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam.

      Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam.

      - Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi từ Bắc vào Nam.

      b) Nguyên nhân

      - Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn.

      - Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng 1 ở phía Bắc hạ rất thấp so với phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 08/12/21
      • Su kem
        Su kem

        a) Nhận xét

        - Nhiệt độ trung bình tháng 1 và nhiệt độ trung bình năm đều tăng từ Bắc vào Nam.

        - Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam.

        - Nhiệt độ trung bình tháng hầu như tăng dần từ Bắc vào Nam duy chỉ từ Quy Nhơn đến thành phố Hồ Chí Minh lại giảm

        b) Nguyên nhân

        Càng vào Nam thì càng gần xích đạo do đó mà nhận được một lượng bức xạ lớn từ Mặt trời. Ở miền Bắc vào tháng 1 đã chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có cái lạnh rõ rệt hơn so với miền Nam. Tháng 7 ở miền Bắc sẽ không chịu tác động cuẩ gió mùa đông bắc nưa nên nhiệt độ chệnh lệch của hai miền không lớn.

        0 Trả lời 08/12/21
        • Đội Trưởng Mỹ
          Đội Trưởng Mỹ

          Mình mới chép đáp án ở bài Giải bài tập SGK Địa lý 12 bài 9 này bạn

          0 Trả lời 08/12/21

          Địa Lý

          Xem thêm