Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Địa Lý

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên

Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc nên có?

A. Sông ngòi dày đặc

B. Địa hình đa dang

C. Khoáng sản phong phú

D. Tổng bức xạ lớn

4
4 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    Đáp án D đúng

    0 Trả lời 16/10/23
    • Đen2017
      Đen2017

      Đáp án đúng là đáp án D. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc nên có tổng bức xạ lớn.

      0 Trả lời 16/10/23
      • cao thi hang
        cao thi hang

        d

        0 Trả lời 20:02 24/09
        • 1m52
          1m52

          Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc nên có tổng bức xạ lớn.

          Đáp án D

          Lý giải việc chọn đáp án đúng là đáp án D

          – Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên nhận được ánh sáng và nhiệt nhiều từ Mặt Trời, có tổng bức xạ lớn do có góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trên khắp lãnh thổ trong năm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

          – Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.

          Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20°C trừ vùng núi cao, nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm.

          – Lượng mưa và độ ẩm lớn

          Các khối khi di chuyển qua biển trong đó có Biển Đông đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000mm.

          Ở những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500-4000mm. Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

          – Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc nên có Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.

          Mặt khác khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

          Gió mùa đã lấn át Tín phong vì thế Tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thờ kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.

          + Gió mùa đông: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

          Gió mùa đông bắc tạo nêm một mùa đông lạnh ở miền bắc: Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

          + Gió mùa hạ: Vào mùa hạ từ tháng V đến tháng X có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

          Trong chế độ khí hậu ở miền Bắc có tự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Còn ở miền Nam có hai mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

          0 Trả lời 16/10/23

          Địa Lý

          Xem thêm