Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Bé Cún Sinh học Lớp 12

Phân tích các thành phần trong chu trình sinh địa hóa

Trong mỗi chu trình sinh địa hóa có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Em hãy phân biệt hai thành phần đó và lấy ví dụ minh họa.

4
4 Câu trả lời
  • Hai lúa
    Hai lúa

    Phân biệt phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình.

    Phần vật chất trao đổi và tuần hoàn: Là thành phần khi đi qua quần xã sinh vật ít bị thất thoát và hoàn lại cho chu trình tiếp theo.
    Phần vật chất trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình: Là các chất sau khi đi qua quần xã sinh vật thì chúng tách ra khỏi chu trình và đi vào các chất lắng đọng, như đá, vỏ cứng của các sinh vật, lâu dần có thể trở thành khoáng sản.
    Ví dụ trong chu trình cacbon:

    Phần vật chất trao đổi và tuần hoàn: Cacbon được lấy từ không khí vào cơ thể của sinh vật sản xuất như thực vật, vi khuẩn, tảo... tạo thành sản phẩm hữu cơ (đường). Lượng sản phẩm đó có thể được sinh vật tiêu thụ ăn và hấp thụ. Các sinh vật sống hoạt động và hô hấp thải CO2 vào không khí và các chất thait khác vào đất. Khi sinh vật chết, xác sinh vật bị phân giải thành thành CO2 và các sản phẩm khác trả lại môi trường. Vòng tuần hoàn được khép kín.
    Phần vật chất trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình: phần vật chất không được phân giải mà lắng đọng thành trầm tích dưới biển như vỏ đá vôi, xác của động vật, hoặc vùi trong lòng đất...

    0 Trả lời 03/03/22
    • Phúc Huy
      Phúc Huy

      Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình.

      * Chu trình cacbon:

      - Cacbon tuần hoàn trong tự nhiên: Cacbon tồn tại chủ yếu dưới dạng khí cacbônic trong khí quyển và cacbonat trong đá vôi. Quang hợp là động lực cơ bản của chu trình cacbon, trong đó thực vật hấp thụ khí cacbonic trong khí quyển, tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon. Hợp chất cacbon trao đổi trong quần xã thông qua chuỗi và chuỗi thức ăn. Hô hấp của các sinh vật (như hô hấp của thực vật, động vật và các sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất…) là yếu tố quan trọng biến đổi những hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật thành khí cacbonic. Các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa,… đã thải vào bầu khí quyển một lượng lớn khí cacbonic.

      - Một phần hợp chất cacbon không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng động trong môi trường đất, nước như than đá, dầu lửa…

      0 Trả lời 03/03/22
      • Chanaries
        Chanaries

        Phần vật chất trao đổi tuần hoàn đi vào chu trình bằng hình thức nào thì khi đi ra cũng bằng hình thức đó (VD chu trình C vào bằng CO2, thì ra cũng là CO2), phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình thì khi đi ra khỏi chu trình trở thành một dạng hợp chất khác chứa nguyên tử đó VD khí đốt sinh học CH4 trong chu trình C.

        Ví dụ: Chu trình Cacbon, nguyên tử C tham gia chu trình duới dạng CO2, nhờ quá trình quang hợp mà CO2 biến đổi thành các chất hữu cơ đi vào cơ thể sinh vật qua các bậc dinh dưỡng và đi ra môi trường bằng con đường hô hấp, giải phóng vào khí quyển đây là phần trao đổi tuần hoàn, tuy nhiên một phần chất hữu cơ trong sinh vật được vi khuẩn phân giải lắng động vật chất (dầu lửa, than đá,..) đây là phần dự trữ và không còn tuần hoàn trong chu trình.

        0 Trả lời 03/03/22
        • Trang Nguyễn
          Trang Nguyễn

          Bạn tham khảo thêm tại Giải bài tập SGK Sinh học 12 bài 44 nhé

          0 Trả lời 03/03/22

          Sinh học

          Xem thêm