Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Sunny GDCD

Qua thông tin 2, em hãy đánh giá thói quen chi tiêu nào tích cực và thói quen chi tiêu nào chưa tích cực

. Vì sao?

Thông tin 2. Chi tiêu trong gia đình là các khoản chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình từ các nguồn thu nhập của gia đình. Các khoản chi tiêu này bao gồm: chi phí ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp xã hội, học tập, giải trí,... của các thành viên trong gia đình. Quản lí chi tiêu trong gia đình là quá trình quản lí các khoản chi tiêu của mọi thành viên trong gia đình dựa vào thu nhập một cách hợp lí, hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong thực tế, có nhiều thói quen chi tiêu khác nhau trong các gia đình như: Chỉ mua khi thực sự cần thiết; Tiết kiệm điện, nước; Bàn bạc, thống nhất trước khi chi tiêu giữa các thành viên trong gia đình; Chi tiêu tùy hứng theo cảm xúc Chi tiêu hết thu nhập không có quỹ dự phòng;...

3
3 Câu trả lời
  • Đậu Phộng
    Đậu Phộng

    Mình thấy ở bài này có đáp án nè https://vndoc.com/giao-duc-kinh-te-va-phap-luat-12-ket-noi-tri-thuc-bai-7-326818

    0 Trả lời 16:02 21/08
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      - Trong các thói quen chi tiêu trên, có một số thói quen chi tiêu tích cực, một số thói quen chi tiêu không tích cực:

      + Thói quen chi tiêu tích cực: chỉ mua khi thực sự cần thiết; tiết kiệm điện, nước; bàn bạc, thống nhất giữa các thành viên trong gia đình trước khi chi tiêu…

      + Thói quen chi tiêu không tích cực: chi tiêu tuỳ hứng theo cảm xúc; chi tiêu hết thu nhập không có quỹ dự phòng;....

      0 Trả lời 16:02 21/08
      • Ma Kết
        Ma Kết

        Các thói quen chi tiêu tích cực:

        Chỉ mua khi cần thiết: giúp gia đình tiết kiệm được tiền bạc, tránh lãng phí vào những nhu cầu không thực sự cần thiết, tập trung vào các mục tiêu quan trọng hơn

        Tiết kiệm điện, nước: giúp giảm chi phí cố định hàng tháng và bảo vệ môi trường

        Bàn bạc, thống nhất trước khi chi tiêu giữa các thành viên trong gia đình: giúp gia đình có tiếng nói chung trong quá trình chi tiêu, tránh xích mích không đáng có ảnh hưởng đến không khí gia đình

        Các thói quen chưa tích cực:

        Chi tiêu tùy hứng theo cảm xúc: gây lãng phí tiền bạc, gây mất kiểm soát chi tiêu

        Chi tiêu hết thu nhập không có quỹ dự phòng: khiến gia đình bị động khi gặp nguy cơ tài chính bất ngờ

        0 Trả lời 16:03 21/08

        GDCD

        Xem thêm