Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

06 quy định mới tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn, xếp lương giáo viên

06 điểm mới tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn, xếp lương giáo viên đang được các bạn đọc giả quan tâm. Vậy 06 quy định mới tại Thông tư 08 như thế nào? Mức lương giáo viên các cấp sẽ thay đổi ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Tham khảo thêm:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 08 sửa chùm bốn Thông tư về giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT). Dưới đây là điểm mới Thông tư 08/2023 về giáo viên các cấp từ 03/5/2023.

Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi chùm 04 Thông tư: Thông tư số 01/2021 về giáo viên mầm non, Thông tư số 02/2021 về giáo viên tiểu học, Thông tư số 03/2021 về giáo viên THCS và Thông tư 04/2021 về giáo viên THPT. Cụ thể:

1. Bỏ chứng chỉ bồi dưỡng theo hạng của giáo viên các cấp

Đây là nội dung đáng chú ý nhất điểm mới Thông tư 08/2023 về giáo viên các cấp. Theo đó, so với quy định cũ tại chùm 04 Thông tư về giáo viên các cấp của Bộ Giáo dục năm 2020, Thông tư 08 đã quy định bỏ chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp theo hạng.

Cụ thể, quy định mới đã ấn định một loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng loại giáo viên (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) thay vì theo các hạng (hạng 1, hạng 2, hạng 3 hoặc hạng 4).

Cụ thể:

- Giáo viên mầm non các hạng: Chỉ cần sử dụng một loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 1 Thông tư 08 sửa điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT).

- Giáo viên tiểu học các hạng: Chỉ cần sử dụng một loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên tiểu học (khoản 2 Điều 2 Thông tư 08 sửa điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT).

- Giáo viên THCS các hạng: Chỉ cần sử dụng một loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên THCS (khoản 2 Điều 3 Thông tư 08 sửa điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT).

- Giáo viên THPT các hạng: Chỉ cần sử dụng một loại chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên THPT (khoản 2 Điều 4 Thông tư 08 sửa điểm b khoản 3 Điều 3, điểm b khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT).

Đặc biệt, khoản 3 Điều 5 Thông tư 08 khẳng định: Nếu giáo viên các cấp đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định cũ trước ngày 30/6/2022 thì được xem là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Đồng nghĩa, trong cuộc thi hoặc xét thăng hạng, giáo viên đó có thể sử dụng chứng chỉ này và không phải học chương trình bồi dưỡng tương ứng với từng cấp học.

Riêng giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ này trong thời gian tập sự. Sau khi được tuyển dụng mà chưa có thì phải bổ sung trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được tuyển dụng.

2. Nới yêu cầu bằng cấp của giáo viên tiểu học và THCS hạng 1

Ngoài việc bỏ yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo hạng của giáo viên, điểm mới Thông tư 08/2023 về giáo viên còn sửa đổi về trình độ đào tạo của giáo viên THCS hạng 1 và giáo viên tiểu học hạng 1. Cụ thể:

Giáo viên

Quy định cũ

Quy định mới

Tiểu học hạng 1

- Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học; Hoặc

- Bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy; Hoặc

- Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.

- Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học trở lên.

- Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thì phải có:

  • Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp
  • Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học.

THCS hạng 1

- Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên với giáo viên THCS; Hoặc

- Bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy; Hoặc

- Bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.

- Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên THCS trở lên.

- Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thì phải có:

  • Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp
  • Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên THCS.

Theo đó, giáo viên tiểu học hạng 1 và giáo viên THCS hạng 1 sẽ không còn có bằng thạc sĩ trở lên mà chỉ cần bằng cử nhân. Đặc biệt, nếu môn học không có đủ giáo viên có bằng cử nhân thì có thể thay bằng bằng cử nhân chuyên ngành khác và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Như vậy, yêu cầu về bằng cấp của giáo viên tiểu học hạng 1 và giáo viên THCS hạng 1 đã được nới lỏng hơn so với quy định cũ đang áp dụng.

3. Sửa thời gian giữ hạng thấp khi giáo viên mầm non thăng hạng

So với các giáo viên khác, Thông tư 08 đã thay đổi thời gian giữ hạng thấp hơn khi xét/thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp với giáo viên mầm non. Cụ thể:

Giáo viên mầm non

Quy định mới

Quy định cũ

Thăng lên hạng 2

Thời gian giữ hạng 3 hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thăng hạng

Thời gian giữ hạng 3 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên tính đến hạn nộp hồ sơ thăng hạng

Thăng lên hạng 1

Thời gian giữ hạng 2 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thăng hạng

Thời gian giữ hạng 2 hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thăng hạng

Như vậy, với giáo viên mầm non, Thông tư 08 đã có sự chỉnh sửa về thời gian giữ hạng cũ khi muốn thăng lên hạng mới:

- Giáo viên mầm non thăng từ hạng 3 lên hạng 2: Giảm từ đủ 09 năm xuống còn từ đủ 03 năm.

- Giáo viên mầm non từ hạng 2 thăng lên hạng 1: Tăng từ đủ 06 năm lên từ đủ 09 năm.

Ngoài ra, mốc thời gian được dùng để tính giữ hạng là đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thăng hạng thay cho việc chỉ tính đến hạn nộp hồ sơ thăng hạng (kéo dài thời gian để tính giữ hạng). Quy định này áp dụng cho hạng 1, 2 của tất cả các cấp học.

4. Sửa các trường hợp bổ nhiệm chức danh giáo viên các cấp

Cấp

Quy định mới

Quy định cũ

Mầm non

- Bổ nhiệm giáo viên mầm non:

  • Hạng 4 cũ đạt chuẩn trình độ của hạng 3 mới thì được bổ nhiệm giáo viên hạng 3 mới.
  • Hạng 3 cũ được bổ nhiệm giáo viên mầm non hạng 3 mới.
  • Hạng 2 cũ được bổ nhiệm giáo viên mầm non hạng 2 mới.
  • Hạng 2 mới được bổ nhiệm vào hạng 1 mới khi trúng tuyển thi/xét thăng hạng từ hạng 2 lên hạng 1.

- Giáo viên mầm non chưa đáp ứng điều kiện thì giữ nguyên hạng cũ, mã số và hệ số lương đang hưởng. Khi đáp ứng được yêu cầu thì được bổ nhiệm theo quy định trên mà không phải thăng hạng.

- Chưa đáp ứng trình độ chuẩn trình độ nhưng không phải nâng chuẩn thì giữ hạng cũ, mã số, hệ số lương cũ cho đến khi nghỉ hưu.

- Giáo viên mầm non cũ nếu đạt chuẩn thì được bổ nhiệm giáo viên mới:

  • Giáo viên mầm non hạng 4 được bổ nhiệm vào giáo viên mầm non hạng 3 mới.
  • Giáo viên mầm non hạng 3 cũ được bổ nhiệm vào hạng 3 mới.
  • Giáo viên mầm non hạng 2 cũ được bổ nhiệm vào hạng 2 mới.

- Giáo viên hạng 2 mới bổ nhiệm vào hạng 1 mới khi trúng tuyển thăng hạng chức danh.

- Giáo viên mầm non hạng 2 cũ chưa đạt chuẩn được bổ nhiệm vào hạng 3 mới. Sau khi đạt chuẩn hạng 2 mới thì bổ nhiệm vào hạng 2 mới mà không phải thăng hạng.

- Bổ nhiệm đúng hạng chức danh đã trúng tuyển khi hết thời gan tập sự nếu mới được tuyển dụng.

- Hạng 4 chưa đạt chuẩn trình độ thì giữ nguyên hạng 4, áp dụng lương của viên chức loại B cho đến khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng 3 mới hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu là đối tượng không phải nâng chuẩn trình độ.

Tiểu học

- Giáo viên tiểu học hạng 4 đạt chuẩn trình độ của hạng 3 mới được bổ nhiệm vào hạng 3 mới.

- Giáo viên tiểu học hạng 3 cũ đạt chuẩn trình độ hạng 3 mới thì được bổ nhiệm vào hạng 3 mới.

- Giáo viên tiểu học hạng 2 cũ có tổng thời gian giữ hạng 3 và hạng 2 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên được bổ nhiệm vào hạng 2 mới.

- Giáo viên tiểu học hạng 2 mới được bổ nhiệm vào hạng 1 mới nếu trúng tuyển thăng hạng chức danh từ hạng 2 lên hạng 1.

- Chưa đáp ứng điều kiện để bổ nhiệm như trên thì giữ hạng, mã số và hệ số lương cũ. Khi đáp ứng thì bổ nhiệm theo quy định như trên mà không phải thăng hạng.

- Chưa đáp ứng trình độ chuẩn nhưng không phải nâng chuẩn thì giữ hạng cũ, mã số, hệ số lương đang hưởng cho đến khi nghỉ hưu.

- Giáo viên tiểu học cũ đạt chuẩn trình độ được bổ nhiệm như sau:

  • Hạng 4 được bổ nhiệm vào hạng 3 mới.
  • Hạng 3 cũ được bổ nhiệm vào hạng 3 mới.
  • Hạng 2 cũ được bổ nhiệm vào hạng 2 mới.

- Hạng 2 mới bổ nhiệm vào hạng 1 mới khi trúng tuyển thăng hạng.

- Hạng 2 cũ chưa đạt chuẩn được bổ nhiệm vào hạng 3 mới.

- Bổ nhiệm đúng hạng chức danh đã trúng tuyển khi hết thời gan tập sự nếu mới được tuyển dụng.

- Hạng 4 chưa đáp ứng trình độ chuẩn thì giữ nguyên hạng 4 cũ và áp dụng lương viên chức loại B cho đến khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng 3 mới hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không phải đối tượng phải nâng chuẩn trình độ.

- Hạng 3 cũ chưa đạt chuẩn đào tạo thì giữ nguyê hạng 3 cũ, áp dụng lương của viên chức loại A0 cho đến khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm hạng 3 mới hoặc đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng chuẩn.

- Hạng 2 cũ chưa đạt chuẩn hạng 2 mới nên bổ nhiệm vào hạng 3 mới thì sau khi đạt chuẩn hạng 2 mới thì bổ nhiệm vào hạng 2 mới mà không phải thăng hạng.

THCS

- Hạng 3 cũ đạt chuẩn trình độ của hạng 3 mới thì bổ nhiệm vào hạng 3 mới.

- Hạng 2 cũ có tổng thời gian giữ hạng 3 cũ và hạng 2 cũ hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên thì được bổ nhiệm vào hạng 3 mới.

- Hạng 1 cũ được bổ nhiệm vào hạng 1 mới.

- Chưa đáp ứng để bổ nhiệm như trên thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương đang hưởng. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định mới thì bổ nhiệm vào chức danh tương ứng mà không cần thăng hạng.

- Chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo nhưng không phải nâng chuẩn thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương hiện giữ cho đến khi nghỉ hưu.

Viên chức là giáo viên THCS cũ đạt chuẩn của hạng mới thì được bổ nhiệm như sau:

  • Hạng 3 cũ được bổ nhiệm vào hạng 3 mới.
  • Hạng 2 cũ được bổ nhiệm vào hạng 2 mới.
  • Hạng 1 cũ được bổ nhiệm vào hạng 1 mới.

- Hạng 2 cũ chưa đạt chuẩn của hạng thì bổ nhiệm vào hạng 3 cũ; hạng 1 chưa đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng 2 mới.

- Bổ nhiệm đúng hạng chức danh đã trúng tuyển khi hết thời gan tập sự nếu mới được tuyển dụng.

- Hạng 3 cũ chưa đáp ứng chuẩn trình độ thì giữ nguyên hạng cũ và áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 cho đến khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng 3 mới hoặc cho đến khi nỉ hưu nếu không phải đối tượng phải nâng chuẩn trình độ.

- Hạng 2 cx chưa đạt chuẩn hạng 2 mới nên bổ nhiệm vào hạng 3 mới thì sau khi đạt chuẩn hạng 2 mới sẽ được bổ nhiệm vào hạng 2 mới mà không cần thăng hạng.

- Hạng 1 cũ chưa đạt chuẩn hạng 1 mới nên bổ nhiệm vào hạng 2 mới thì sau khi đạt chuẩn của hạng 1 mới sẽ được bổ nhiệm vào hạng 1 mới mà không cần thăng hạng.

Có thể thấy, quy định mới tại Thông tư 08 đã bổ nhiệm các chức danh giáo viên các cấp một cách rõ ràng, cụ thể hơn so với quy định khá “rối rắm” trước đây.

5. Không cần nộp minh chứng để chuyển sang hạng mới

Nội dung này được nêu cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2023. Cụ thể:

Không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT.

Lý giải cho quy định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, nhiệm vụ của từng hạng giáo viên đã là các công việc sau khi giáo viên phải thực hiện sau khi được bổ nhiệm và trong suốt thời gian giữ hạng theo phân công của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp.

Do đó, đây được xem là các minh chứng được dùng để làm căn cứ chứng minh tiêu chuẩn, điều kiện mà giáo viên đó đã đáp ứng. Bởi vậy, không cần phải đưa ra các minh chứng để chứng minh hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên.

6. Quy định rõ “giữ chức danh tương đương” là như thế nào

Đây là một trong những điểm mới Thông tư 08/2023 về giáo viên. Bởi lẽ, cụm từ “tương đương” được sử dụng khá nhiều trong các văn bản liên quan đến giáo viên đặc biệt khi quy định về việc giữ hạng tương đương nhưng không có quy định giải thích thế nào là tương đương.

Thông tư 08 này đã quy định về việc “xác định là tương đương” khi sửa Điều khoản áp dụng tại chùm 04 Thông tư về giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT.

Cụ thể:

Hạng cũ

Được xác định là tương đương

Mầm non

Giáo viên mầm non hạng 2 cũ hoặc mầm non cao cấp (mã số 15a.205)

Giáo viên mầm non hạng 2 mới

Giáo viên mầm non hạng 3 cũ hoặc mầm non chính (mã số 15a.206)

Giáo viên mầm non hạng 3 mới

Giáo viên mầm non hạng 4 hoặc giáo viên mầm non (mã số 15.115)

Giáo viên mầm non hạng 3 mới từ thời điểm giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo

Tiểu học

Giáo viên tiểu học hạng 2 cũ hoặc giáo viên tiểu học cao cấp (mã số 15a.203)

Giáo viên tiểu học hạng 2 mới

Giáo viên tiểu học hạng 4 hoặc hạng 3 cũ hoặc giáo viên tiểu học chính (mã số 15a.204)

Giáo viên tiểu học hạng 3 mới từ thời điểm giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo

THCS

Giáo viên THCS hạng 1 cũ hoặc ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112)

Giáo viên trung học cơ sở hạng 1 mới

Giáo viên THCS hạng 2 cũ hoặc ngạch giáo viên THCS chính (mã số 15a.201)

Giáo viên THCS hạng 2 mới

Giáo viên THCS hạng 3 cũ hoặc ngạch giáo viên THCS (mã số 15a.202)

Giáo viên THCS hạng 3 mới từ thời điểm giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo

THPT

Giáo viên hạng 1, 2, 3 cũ

Giáo viên THPT hạng 1, 2, 3 mới

Giáo viên giữ ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112)

Giáo viên THPT hạng 2 mới

Giáo viên giữ ngạch giáo viên trung học (mã số 15.113)

Giáo viên THPT hạng 3 mới

Trên đây là toàn bộ điểm mới Thông tư 08/2023 về giáo viên. Các bạn có thể tham khảo để tìm hiểu về cách xếp lương mới cho giáo viên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm