Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quy định về chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức

VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết Quy định về chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức.

Công chức khi chuyển sang viên chức sẽ được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức 2019. Điều kiện để viên chức được chuyển sang công chức là gì? Trong bài viết này VnDoc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định chuyển đổi giữa viên chức, công chức và cán bộ.

1. Điều kiện viên chức được chuyển sang công chức

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, mà cụ thể là theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, thì đối với công chức được tuyển dụng thông qua quá trình thực hiện việc thi tuyển hoặc xét tuyển theo như quy định này. Đặc biệt, ngoài hai hình thức nêu trên, công chức còn có thể được tiếp nhận bởi người đứng đầu cơ quan quản lý công chức nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

Một là, với quy định về việc công chức là người được tiếp nhận phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm công chức cần tuyển.

Hai là, những người được tiếp nhận bởi người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải thuộc một trong các đối tượng, đó là:

– Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập; cán bộ, công chức cấp xã;

– Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

– Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác…

Ba là, đối tượng này phải không thực các trường hợp là chủ thể đang trong thời hạn kỷ luật thuộc các hình thức kỷ luật của Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thời hạn thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

Từ các điều kiện nêu ra ở đây có thể thấy rằng đối với những chủ thể là viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thể được chuyển sang làm công chức nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên. Bên cạnh đó, đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp để được tiếp nhận bởi người đứng đầu cơ quan quản lý công chức không qua thi tuyển hoặc xét tuyển thì cũng theo quy định của pháp luật hiện hành thì phải có đủ năm năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực mà viên chức này được tiếp nhận thành công chức.

Viên chức không chỉ phải đáp ứng các điều kiện quy định được nêu ra ở trên mà còn phải tuân thủ và có đầy đủ các điều kiện tiếp nhận vào làm công chức của viên chức theo như quy định Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như công chức phải có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng và chứng chỉ phù hợp, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ…

Như vậy, có thể thấy để một viên chức có thể chuyển đổi thành công chức thì cần phải có thời gian làm việc là 5 năm trong đơn vị sự nghiệp, không trong thời gian xử lý vi phạm kỷ luật, có đầy đủ giấy tờ chứng mình là công dân Việt Nam,… thì mới đủ các điều kiện để có thể thực hiện việc chuyển đổi này theo như quy định của pháp luật hiện hành.

2. Quy định về chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được quy định rất chi tiết trong pháp luật hiện hành là bởi vì đây là 2 cấp bậc làm việc rất khác nhau và việc hưởng lương và điều kiện được làm việc cũng khác nhau. Chính bởi vì điều đó mà việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức này được rất nhiều viên chức quan tâm và chú trọng, vấn đề này được quy định tại Luật Viên chức quy định tại Điều 58 như sau:

1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:

a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển;

b) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng;

c) Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm, tiền lương được hưởng theo cơ chế trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm, được thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;

đ) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác”.

Từ quy định được nêu ra thì có thể thấy, việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức phải luôn luôn dựa trên các căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. Không chỉ thế mà viên chức trước khi được chuyển sang làm cán bộ, công chức còn phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới theo như quy định này. Do đó, việc chuyển đổi vị trí công tác giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Mặt khác thì nguyên tắc của việc chuyển đổi này phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị.

Trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức cần phải tiến hành việc thành lập hội đồng kiểm tra, sát hạch tuân thủ theo các quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP đối với các trường hợp tiếp nhận vào các công việc khác nhau thì sẽ có một quá trình kiểm tra sát hạch khác nhau. Khi việc chức được chuyển đổi thành công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì không cần phải thực hiện các công việc như thành lập hội đồng kiểm tra, sát hạch nhưng viên chức phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm đã nêu ở trên. Trong đó, quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận vào làm công chức.

Còn đối với trường hợp viên chức được tiếp nhận vào làm công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì theo như quy định của pháp luật này thì cần phải thực hiện việc thành lập hội đồng kiểm tra, sát hạch. Trong đó, pháp luật này cũng đã có quy định về việc Hội đồng này sẽ thực hiện các nhiệm vụ như:

– Kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

– Tổ chức sát hạch trình độ hiểu biết chung, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận;

– Báo cáo người đứng đầu về kết quả kiểm tra, sát hạch.

Tuy đã được nhắc đến ở mục 1 về điều kiện chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức, thì mặc dù công chức đó có thể được tiếp nhận vào làm công chức trong trương hợp nào thì viên chức cũng phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ sau đây:

– Sơ yếu lý lịch công chức: Lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ, có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác.

– Văn bản, chứng chỉ (bản sao) theo yêu cầu vị trí việc làm.

– Giấy chứng nhận sức khỏe, lập chậm nhất 30 ngầy trước ngày nộp hồ sơ.

– Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan công tác.

Như vậy, theo như quy định của pháp luật hiện hành cho chúng ta thấy một điều rằng không phải trong mọi trường hợp viên chức chuyển sang cán bộ, công chức đều phải trải qua quá trình sát hạch mà chỉ khi chuyển sang công chức không giữ chức vụ, quyền hạn thì viên chức mới phải sát hạch, còn đối với công chức giữ chức vụ thì sẽ thuộc các đối tượng được tuyển thảng nhăng vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chuyển đổi như thâm niên làm việc không trong thời gian xử lý kỷ luật

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm