Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Mèo Ú Hóa học

Silicon được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp: gốm, men sứ, thủy tinh, luyện thép, vật liệu bán dẫn

Hãy biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử silicon (Z = 14) theo ô orbital, chỉ rõ việc áp dụng các nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.

3
3 Câu trả lời
  • Kẻ cướp trái tim tôi
    Kẻ cướp trái tim tôi

    Nguyên tử có Z = 14 => Có 14 electron

    Điền các electron: 1s22s22p63s23p2

    Câu 8 trang 25 SGK Hóa 10 KNTT

    Nguyên lí vững bền: các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm orbital mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d…

    Nguyên lí Pauli: trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau, nếu orbital có 1 electron thì biểu diễn bằng 1 mũi tên đi lên

    Quy tắc Hund: trong cùng 1 phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa, các electron này có chiều tự quay giống nhau.

    0 Trả lời 17/09/22
    • Đậu Phộng
      Đậu Phộng

      Ta có: Z = 14 ⇒ Nguyên tử silicon có 14 electron.

      - Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng:

      1s 2s 2p 3s 3p 4s …

      Câu 8 trang 25 SGK Hóa 10 KNTT

      - Điền các electron vào các phân lớp electron theo nguyên lí vững bền:

      1s22s22p63s23p2.

      ⇒ Cấu hình electron của nguyên tử silicon có Z = 14: 1s22s22p63s23p2, được biểu diễn theo ô orbital là:

      + Theo nguyên lí Pauli: Các phân lớp 1s, 2s, 2p, 3s đều chứa tối đa các electron nên trong mỗi AO có 2 electron (kí hiệu ↑, ↓) có chiều quay ngược nhau được viết là ↑↓.

      + Theo quy tắc Hund: Phân lớp 3p chỉ có 2 electron nên các electron phải phân bố sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này có chiều tự quay giống nhau (↑)

      0 Trả lời 17/09/22
      • Điện hạ
        Điện hạ

        Nguyên lí vững bền: các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm orbital mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d…

        Nguyên lí Pauli: trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau, nếu orbital có 1 electron thì biểu diễn bằng 1 mũi tên đi lên

        Quy tắc Hund: trong cùng 1 phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa, các electron này có chiều tự quay giống nhau.

        0 Trả lời 17/09/22

        Hóa học

        Xem thêm