Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Yến Trần Địa Lý

So sánh thế mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ và Vùng đồng bằng sông Cửu Long

3
3 Câu trả lời
  • Mèo Ú
    Mèo Ú

    * Công nghiệp:

    Đông Nam Bộ:

    - Nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện.

    - Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

    - Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dấu khí, điện tử, công nghệ cao

    - Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

    + TP.Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

    + Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

    ĐB Sông Cửu Long:

    -Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002).

    - Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

    - Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng...

    0 Trả lời 29/05/23
    • Nai Con
      Nai Con

      * Về nông nghiệp:

      - Đồng bằng Nam Bộ:

      + Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.

      + Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều…

      + Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển.

      + Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp

      - Đồng bằng sông Cửu Long

      + Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.

      + Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu.Bình quân lương thực theo đầu người gấp 2,3 lần trung bình cả nước,là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

      + Là vùng trồng cây ăn quả lớn mhất cả nước

      + Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh

      + Chiếm 50% sản lượng thủy sản của cả nước,nghề nuôi tôm cá xuất khẩu phát triển mạnh

      + Nghề rừng giữ vị trí quan trọng nhất là rừng ngập mặn

      0 Trả lời 29/05/23
      • Pé heo
        0 Trả lời 29/05/23

        Địa Lý

        Xem thêm