Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra môn Toán THCS

Ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra môn Toán THCS

VnDoc gửi tới các bạn Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra môn Toán THCS năm học 2022 - 2023. Tài liệu được chia sẻ bởi các thầy cô trong nhóm Thư viện Stem - Steam. Mời thầy cô tham khảo, thiết kế khung ma trận và đề kiểm tra môn Toán phù hợp với chương trình học của từng khối lớp trong năm học 2022 - 2023.

Xem thêm:

Phần II

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MA TRẬN VÀ BẢN ĐẶC TẢ

I. Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra

TT

(1 )

Chương/Chủ đề

(2)

Nội dung/đơn vị kiến thức

(3)

Mức độ đánh giá

(4-11)

Tổng % điểm

(12)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Chủ đề A

Nội dung 1 …

Nội dung 2 …

Nội dung 3…

2

Chủ đề B

...

Tổng

Tỉ lệ %

30-40%

30-40%

20-30%

10%

100

Tỉ lệ chung

70%

30%

100

Ghi chú:

- Cột 2 và cột 3 ghi tên chủ đề như trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, gồm các chủ đề đã dạy theo kế hoạch giáo dục tính đến thời điểm kiểm tra.

- Cột 12 ghi tổng % số điểm của mỗi chủ đề.

- Đề kiểm tra cuối học kì dành khoảng 10% -30% số điểm để kiểm tra, đánh giá phần nội dung thuộc nửa đầu của học kì đó.

- Tỉ lệ % số điểm của các chủ đề nên tương ứng với tỉ lệ thời lượng dạy học của các chủ đề đó.

- Tỉ lệ các mức độ đánh giá: Nhận biết khoảng từ 30-40%; Thông hiểu khoảng từ 30-40%; Vận dụng khoảng từ 20-30%; Vận dụng cao khoảng 10%.

- Tỉ lệ điểm TNKQ khoảng 30%, TL khoảng 70%.

- Số câu hỏi TNKQ khoảng 12-15 câu, mỗi câu khoảng 0,2 - 0,25 điểm; TL khoảng 7-9 câu, mỗi câu khoảng 0,5 -1,0 điểm.

II. Hướng dẫn xây dựng bản đặc tả đề kiểm tra

BẢN ĐẶC TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ MÔN TOÁN -LỚP ....

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biêt

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Chủ đề A

Nội dung 1.

Nhận biết

-

-

Thông hiểu

-

-

Nội dung 2.

Thông hiểu

Vận dụng

2

Chủ đề B

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

---

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Tỉ lệ %

Tỉ lệ chung

Lưu ý:

- Với câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu thì mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (1 gạch đầu dòng thuộc mức độ đó).

- Các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao có thể ra vào một trong các đơn vị kiến thức.

III. Giới thiệu bản đặc tả của cấp học

BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ MÔN TOÁN - LỚP 6

TT

Chủ đề

Mức độ đánh giá

SỐ VÀ ĐẠI SỐ

1

Số tự nhiên

Số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Nhận biết:

– Nhận biết được tập hợp các số tự nhiên.

Thông hiểu:

– Biểu diễn được số tự nhiên trong hệ thập phân.

– Biểu diễn được các số tự nhiên từ 1 đến 30 bằng cách sử dụng các chữ số La Mã.

Vận dụng:

– Sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp; sử dụng được cách cho tập hợp.

Các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên

Nhận biết:

– Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính.

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.

– Thực hiện được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên; thực hiện được các phép nhân và phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên.

– Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.

– Giải quyết được những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với thực hiện các phép tính (ví dụ: tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có, ...).

Vận dụng cao:

– Giải quyết được những vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với thực hiện các phép tính.

Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Số nguyên tố. Ước chung và bội chung

Nhận biết :

– Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội.

– Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.

– Nhận biết được phép chia có dư, định lí về phép chia có dư.

– Nhận biết được phân số tối giản.

Vận dụng:

– Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 để xác định một số đã cho có chia hết cho 2, 5, 9, 3 hay không.

– Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.

– Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất; xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên; thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số bằng cách sử dụng ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.

– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) (ví dụ: tính toán tiền hay lượng hàng hoá khi mua sắm, xác định số đồ vật cần thiết để sắp xếp chúng theo những quy tắc cho trước,...).

Vận dụng cao:

– Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) .

2

Số nguyên

Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên. Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Nhận biết:

– Nhận biết được số nguyên âm, tập hợp các số nguyên.

– Nhận biết được số đối của một số nguyên.

– Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số nguyên.

– Nhận biết được ý nghĩa của số nguyên âm trong một số bài toán thực tiễn.

Thông hiểu:

– Biểu diễn được số nguyên trên trục số.

– So sánh được hai số nguyên cho trước.

Các phép tính với số nguyên. Tính chia hết trong tập hợp các số nguyên

Nhận biết :

– Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội trong tập hợp các số nguyên.

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (chia hết) trong tập hợp các số nguyên.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc trong tập hợp các số nguyên trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

– Giải quyết được những vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với thực hiện các phép tính về số nguyên (ví dụ: tính lỗ lãi khi buôn bán,...).

Vận dụng cao:

– Giải quyết được những vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với thực hiện các phép tính về số nguyên.

3

Phân số

Phân số. Tính chất cơ bản của phân số. So sánh phân số

Nhận biết:

– Nhận biết được phân số với tử số hoặc mẫu số là số nguyên âm.

– Nhận biết được khái niệm hai phân số bằng nhau và nhận biết được quy tắc bằng nhau của hai phân số.

– Nêu được hai tính chất cơ bản của phân số.

– Nhận biết được số đối của một phân số.

– Nhận biết được hỗn số dương.

Thông hiểu:

– So sánh được hai phân số cho trước.

Các phép tính với phân số

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với phân số trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

– Tính được giá trị phân số của một số cho trước và tính được một số biết giá trị phân số của số đó.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với các phép tính về phân số (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí,...).

Vận dụng cao:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với các phép tính về phân số.

4

Số thập phân

Số thập phân và các phép tính với số thập phân. Tỉ số và tỉ số phần trăm

Nhận biết:

– Nhận biết được số thập phân âm, số đối của một số thập phân.

Thông hiểu:

– So sánh được hai số thập phân cho trước.

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với số thập phân trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

– Thực hiện được ước lượng và làm tròn số thập phân.

– Tính được tỉ số và tỉ số phần trăm của hai đại lượng.

– Tính được giá trị phần trăm của một số cho trước, tính được một số biết giá trị phần trăm của số đó.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với các phép tính về số thập phân, tỉ số và tỉ số phần trăm (ví dụ: các bài toán liên quan đến lãi suất tín dụng, liên quan đến thành phần các chất trong Hoá học,...).

Vận dụng cao:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với các phép tính về số thập phân, tỉ số và tỉ số phần trăm.

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

HÌNH HỌC TRỰC QUAN

1

Các hình phẳng trong thực tiễn

Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều

Nhận biết:

– Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

Thông hiểu:

– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của: tam giác đều (ví dụ: ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông (ví dụ: bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều (ví dụ: sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau).

Vận dụng

– Vẽ được tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.

– Tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.

Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân

Nhận biết

– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

Thông hiểu

– Vẽ được hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành bằng các dụng cụ học tập.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt nói trên (ví dụ: tính chu vi hoặc diện tích của một số đối tượng có dạng đặc biệt nói trên,...).

Vận dụng

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt nói trên.

2

Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên

Hình có trục đối xứng

Nhận biết:

– Nhận biết được trục đối xứng của một hình phẳng.

– Nhận biết được những hình phẳng trong tự nhiên có trục đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều) .

Hình có tâm đối xứng

Nhận biết:

– Nhận biết được tâm đối xứng của một hình phẳng.

– Nhận biết được những hình phẳng trong thế giới tự nhiên có tâm đối xứng (khi quan sát trên hình ảnh 2 chiều) .

Vai trò của đối xứng trong thế giới tự nhiên

Nhận biết:

– Nhận biết được tính đối xứng trong Toán học, tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế tạo,...

– Nhận biết được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên biểu hiện qua tính đối xứng (ví dụ: nhận biết vẻ đẹp của một số loài thực vật, động vật trong tự nhiên có tâm đối xứng hoặc có trục đối xứng).

HÌNH HỌC PHẲNG

3

Các hình hình học cơ bản

Điểm, đường thẳng, tia

Nhận biết:

– Nhận biết được những quan hệ cơ bản giữa điểm, đường thẳng: điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng; tiên đề về đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

– Nhận biết được khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, song song.

– Nhận biết được khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.

– Nhận biết được khái niệm điểm nằm giữa hai điểm.

– Nhận biết được khái niệm tia.

Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Nhận biết:

Nhận biết được khái niệm đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng.

Góc. Các góc đặc biệt. Số đo góc

Nhận biết:

– Nhận biết được khái niệm góc, điểm trong của góc (không đề cập đến góc lõm).

– Nhận biết được các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt).

– Nhận biết được khái niệm số đo góc.

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

1

Thu thập và tổ chức dữ liệu

Thu thập, phân loại, biểu diễn dữ liệu theo các tiêu chí cho trước

Nhận biết:

– Nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí đơn giản.

Vận dụng:

– Thực hiện được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác.

Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ

Nhận biết:

– Đọc được các dữ liệu ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép ( column chart ) .

Thông hiểu:

– Mô tả được các dữ liệu ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép ( column chart ) .

Vận dụng:

– Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép ( column chart ) .

2

Phân tích và xử lí dữ liệu

Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ thống kê đã có

Nhận biết:

– Nhận biết được mối liên quan giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học trong Chương trình lớp 6 (ví dụ: Lịch sử và Địa lí lớp 6, Khoa học tự nhiên lớp 6,...) và trong thực tiễn (ví dụ: khí hậu, giá cả thị trường,...).

Thông hiểu:

– Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép ( column chart ) .

Vận dụng:

– Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép ( column chart ) .

3

Một số yếu tố xác suất

Làm quen với một số mô hình xác suất đơn giản. Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản

Nhận biết:

Làm quen với mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản (ví dụ: ở trò chơi tung đồng xu thì mô hình xác suất gồm hai khả năng ứng với mặt xuất hiện của đồng xu, ...).

Thông hiểu:

– Làm quen với việc mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản.

Mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần của một sự kiện trong một số mô hình xác suất đơn giản

Vận dụng:

– Sử dụng được phân số để mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số mô hình xác suất đơn giản.

2. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ MÔN TOÁN - LỚP 7

TT

Chủ đề

Mức độ đánh giá

SỐ VÀ ĐẠI SỐ

1

Số hữu tỉ

Số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ

Nhận biết:

– Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ.

– Nhận biết được tập hợp các số hữu tỉ.

– Nhận biết được số đối của một số hữu tỉ.

– Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ.

Thông hiểu:

– Biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số.

Vận dụng:

– So sánh được hai số hữu tỉ.

Các phép tính với số hữu tỉ

Thông hiểu:

– Mô tả được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ và một số tính chất của phép tính đó (tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa).

– Mô tả được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ.

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số hữu tỉ.

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với số hữu tỉ trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với các phép tính về số hữu tỉ. (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí, trong đo đạc,...).

Vận dụng cao:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với các phép tính về số hữu tỉ.


2


Số thực

Căn bậc hai số học

Nhận biết:

– Nhận biết được khái niệm căn bậc hai số học của một số không âm.

Thông hiểu:

– Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số nguyên dương bằng máy tính cầm tay.

Số vô tỉ. Số thực

Nhận biết:

– Nhận biết được số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.

– Nhận biết được số vô tỉ, số thực, tập hợp các số thực.

– Nhận biết được trục số thực và biểu diễn được số thực trên trục số trong trường hợp thuận lợi.

– Nhận biết được số đối của một số thực.

– Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số thực.

– Nhận biết được giá trị tuyệt đối của một số thực.

Vận dụng:

– Thực hiện được ước lượng và làm tròn số căn cứ vào độ chính xác cho trước.

Tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau

Nhận biết:

– Nhận biết được tỉ lệ thức và các tính chất của tỉ lệ thức.

– Nhận biết được dãy tỉ số bằng nhau.

Vận dụng:

– Vận dụng được tính chất của tỉ lệ thức trong giải toán.

– Vận dụng được tính chất của dãy tỉ số bằng nhau trong giải toán (ví dụ: chia một số thành các phần tỉ lệ với các số cho trước,...).

Giải toán về đại lượng tỉ lệ

Vận dụng:

– Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ thuận (ví dụ: bài toán về tổng sản phẩm thu được và năng suất lao động,...).

– Giải được một số bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ nghịch (ví dụ: bài toán về thời gian hoàn thành kế hoạch và năng suất lao động,...).

3

Biểu thức đại số

Biểu thức đại số

Nhận biết:

– Nhận biết được biểu thức số.

– Nhận biết được biểu thức đại số.

Vận dụng:

– Tính được giá trị của một biểu thức đại số.

Đa thức một biến

Nhận biết:

– Nhận biết được định nghĩa đa thức một biến.

– Nhận biết được cách biểu diễn đa thức một biến;

– Nhận biết được khái niệm nghiệm của đa thức một biến.

Thông hiểu:

– Xác định được bậc của đa thức một biến.

Vận dụng:

– Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của biến.

– Thực hiện được các phép tính: phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia trong tập hợp các đa thức một biến; vận dụng được những tính chất của các phép tính đó trong tính toán.

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

HÌNH HỌC TRỰC QUAN

1

Các hình khối trong thực tiễn

Hình hộp chữ nhật và hình lập phương

Nhận biết

Mô tả được một số yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, góc, đường chéo) của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

Thông hiểu

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương,...).

Lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

Nhận biết

– Mô tả được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác (ví dụ: hai mặt đáy là song song; các mặt bên đều là hình chữ nhật, ...).

Thông hiểu

– Tạo lập được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

– Tính được diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của một lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác,...).

Vận dụng Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của một lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

HÌNH HỌC PHẲNG

2

Các hình hình học cơ bản

Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc

Nhận biết :

– Nhận biết được các góc ở vị trí đặc biệt (hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh).

– Nhận biết được tia phân giác của một góc.

– Nhận biết được cách vẽ tia phân giác của một góc bằng dụng cụ học tập

Hai đường thẳng song song. Tiên đề Euclid về đường thẳng song song

Nhận biết:

– Nhận biết được tiên đề Euclid về đường thẳng song song.

Thông hiểu:

– Mô tả được một số tính chất của hai đường thẳng song song.

– Mô tả được dấu hiệu song song của hai đường thẳng thông qua cặp góc đồng vị, cặp góc so le trong.

Khái niệm định lí, chứng minh một định lí

Nhận biết:

- Nhận biết được thế nào là một định lí.

Thông hiểu:

- Hiểu được phần chứng minh của một định lí;

Vận dụng:

- Chứng minh được một định lí;

Tam giác. Tam giác bằng nhau. Tam giác cân. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. Các đường đồng quy của tam giác

Nhận biết:

– Nhận biết được liên hệ về độ dài của ba cạnh trong một tam giác.

– Nhận biết được khái niệm hai tam giác bằng nhau.

– Nhận biết được khái niệm: đường vuông góc và đường xiên; khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.

– Nhận biết được đường trung trực của một đoạn thẳng và tính chất cơ bản của đường trung trực.

– Nhận biết được: các đường đặc biệt trong tam giác (đường trung tuyến, đường cao, đường phân giác, đường trung trực); sự đồng quy của các đường đặc biệt đó.

Thông hiểu:

– Giải thích được định lí về tổng các góc trong một tam giác bằng 180 o .

– Giải thích được quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên dựa trên mối quan hệ giữa cạnh và góc đối trong tam giác (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn và ngược lại).

– Giải thích được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, của hai tam giác vuông.

– Mô tả được tam giác cân và giải thích được tính chất của tam giác cân (ví dụ: hai cạnh bên bằng nhau; hai góc đáy bằng nhau).

Giải bài toán có nội dung hình học và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến hình học

Vận dụng:

– Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: lập luận và chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác,...).

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

Vận dụng cao:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

3

Thu thập và tổ chức dữ liệu

Thu thập, phân loại,
biểu diễn dữ liệu theo các tiêu chí cho trước

Thông hiểu :

– Giải thích được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản (ví dụ: tính hợp lí, tính đại diện của một kết luận trong phỏng vấn; tính hợp lí của các quảng cáo;...).

Vận dụng:

– Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: văn bản, bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác và trong thực tiễn.

Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ

Nhận biết:

– Nhận biết được những dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.

Thông hiểu:

– Đọc và mô tả được các dữ liệu ở dạng biểu đồ thống kê: biểu đồ hình quạt tròn ( pie chart ); biểu đồ đoạn thẳng ( line graph ).

Vận dụng:

– Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn) ( pie chart ); biểu đồ đoạn thẳng ( line graph ).

4

Phân tích và xử lí dữ liệu

Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ thống kê đã có

Nhận biết:

– Nhận biết được mối liên quan giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học khác trong Chương trình lớp 7 (ví dụ: Lịch sử và Địa lí lớp 7, Khoa học tự nhiên lớp 7,...) và trong thực tiễn (ví dụ: môi trường, y học, tài chính,...).

Thông hiểu:

– Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn) ( pie chart ); biểu đồ đoạn thẳng ( line graph ).

Vận dụng:

– Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn) ( pie chart ); biểu đồ đoạn thẳng ( line graph ).

MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT

5

Một số yếu tố xác suất

Làm quen với biến cố ngẫu nhiên. Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản

Nhận biết:

Làm quen với các khái niệm mở đầu về biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong các ví dụ đơn giản.

Thông hiểu:

– Nhận biết được xác suất của một biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản (ví dụ: lấy bóng trong túi, tung xúc xắc,...).

Tài liệu còn rất dài, mời thầy cô tải về để xem toàn bộ tài liệu Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra môn Toán THCS.

Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả và đề kiểm tra môn Toán THCS là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, thiết kế các bài thi, bài kiểm tra học kì trong năm học mới 2022 - 2023. Tài liệu có hướng dẫn chi tiết và đầy đủ cách xây dựng khung ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra Toán 6, Toán 7, Toán 8, Toán 9. Mời thầy cô tham khảo tải về.

Ngoài tài liệu trên, mời thầy cô tham khảo thêm tài liệu khác tại chuyên mục Tài liệu dành cho giáo viên và các tài liệu học tập THCS như tài liệu học tập lớp 6, tài liệu học tập lớp 7, tài liệu học tập lớp 8, tài liệu học tập lớp 9 trên VnDoc nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    Cảm ơn các thầy cô

    Thích Phản hồi 12/08/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm