Ngôn ngữ là một hiên tượng xã hội đặc biệt vì: nó không thuộc cơ sở hạ tầng cũng không thuộc kiến trúc thượng tầng nào cũng không phải công cụ sản xuất. Ngôn ngữ không phải do cơ sở hạ tầng nào đẻ ra, mà là phương tiện giao tiếp của xã hội, được hình thành và bảo vệ qua từng thời đại.
Con người khác với các động vật khác là ở chỗ con người có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một loại phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Nó không phải là một hiện tượng của tự nhiên, cũng không phải là sự phản xạ có tính bản năng như phản xạ có điều kiện ở một số sinh vật. Nó cũng không phải là một hiện tượng có tính cá nhân, tuy rằng ngôn ngữ có liên quan tới mỗi cá nhân con người, nhưng lại không lệ thuộc vào cá nhân con người. Nó là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vì là sản phẩm của tập thể nên sự tồn tại và phát triển của nó có phụ thuộc vào sự tồn tại và phát tiển của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ ấy. Mặt khác, nói nó là một hiện tượng xã hội vì ngôn ngữ tồn tại trong xã hội loài người với tư cách là một công cụ mà con người dùng để giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau. Trong cuốn Hệ tư tưởng Ðức, Mác và Ăn-ghen cho rằng: Ngông ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa. Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác. Khi đề cập tới một hiện tượng xã hội, người ta thường xem xét chúng trên cơ sở của hai phạm trù của một cơ cấu xã hội: cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Dĩ nhiên, không thể xếp ngôn ngữ vào cơ sở hạ tầng, bởi tự nó không là công cụ sản xuất mà cũng không là quan hệ sản xuất. Nó chỉ là phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Cũng không thể xếp ngôn ngữ vào thiết chế thuộc thượng tầng kiến trúc vì mọi thiết chế của thượng tầng kiến trúc như nhà nước, pháp luật, thể chế chính trị, tôn giáo... đều dựa trên cơ sở của hạ tầng. Cơ sở hạng tầng còn thì kiến trúc thượng tầng còn, cơ sở hạng tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Trong khi, với tư cách là công cụ giao tiếp và tư duy, ngôn ngữ không bị biến đổi khi cơ sở hạ tầng thay đổi. Mặt khác, ngôn ngữ không mang tính giai cấp như hệ thống triết học, luật pháp, chính trị... mang tính giai cấp, vì tư tưởng của mọi thời đại là tư tưởng thống trị. Nói khác đi, ngôn ngữ không phải là tài sản riêng của một giai cấp nào, nó là tài sản của toàn xã hội. Vì lẽ đó, các nhà ngôn ngữ đều nhìn nhận ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nhưng là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
Ngôn ngữ là một hiên tượng xã hội đặc biệt vì: nó không thuộc cơ sở hạ tầng cũng không thuộc kiến trúc thượng tầng nào cũng không phải công cụ sản xuất. Ngôn ngữ không phải do cơ sở hạ tầng nào đẻ ra, mà là phương tiện giao tiếp của xã hội, được hình thành và bảo vệ qua từng thời đại. Ngôn ngữ biến đổi liên tục không đếm xỉa đến tình trạng của cơ sở hạ tầng nhưng nó không tạo ra một ngôn ngữ mới mà chỉ hoàn thiện cái đã có mà thôi. Ngôn ngữ không có tính giai cấp trong khi đó kiến trúc thượng tầng luôn luôn phục vụ cho một giai cấp nào đó. Ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với sản xuất của con người và tất cả hoạt động thuộc lĩnh vực khác của con người, trên tất cả mọi lĩnh vực công tác, từ sản xuất đến hạ tầng, từ hạ tầng đến thượng tầng. Ngôn ngữ không tạo ra cái gì cả, chỉ tạo ra những lời nói thôi. Trong khi đó công cụ sản xuất tạo ra của cải vật chất. Ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phục vụ xã hội, làm phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp con người hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động.