Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10

Tại sao nói thời Gup-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ?

4
4 Câu trả lời
  • Bon
    Bon

    Nói thời Gup-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ vì:

    Thời kì này, nền văn hóa vừa mới được hình thành. Những thành tựu đầu tiên của thời kì này có tác dụng định hình, mở đường cho sự phát triển của văn hóa Ấn Độ theo hướng thích hợp nhất. Những thành tựu đó là:

    * Về tư tưởng:

    - Phật giáo:

    + Đạo Phật phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh.

    + Xây dựng hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

    - Ấn Độ giáo:

    + Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

    + Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần : bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).

    + Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo.

    * Chữ viết:

    - Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp.

    - Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

    * Kiến trúc, điêu khắc, văn học:

    - Thời Gúp-ta có những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

    - Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 04/08/21
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      Đến đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất lại, bước vào thời kì mới, thời kì phát triển cao và đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triểu Gúp – ta.

      Vương triều Gúp – ta có 9 đời vua, qua 150 năm (319 – 476). Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

      Đạo phật phát triển mạnh dưới thời Gúp – ta: Sự truyền bá đạo Phật, lòng tôn sùng Đạo phật, người ta làm nhiều chùa bang. Cùng với chùa là những pho tượng phật điêu khắc bằng đá, trên đá.

      Ấn Độ giáo cũng ra đời và phát triển

      Chữ viết chủ yếu là chữ Phạn và chữa Pa – li.

      0 Trả lời 04/08/21
      • Bờm
        Bờm

        - Đạo Phật tiếp tục được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật bằng đá).

        - Đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ bốn vị thần chính. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.

        - Chữ viết : từ chữ cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ viết Phạn.

        - Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin-đu mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển.

        - Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của của văn hóa Ấn Độ.

        0 Trả lời 04/08/21
        • Mỡ
          Mỡ

          Thời Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ vì :

          – Thời kì Gúp-ta, đạo Phật tiếp tục đã được truyền bá mạnh mẽ.

          – Cùng với sự truyền bá đạo Phật, rất nhiều chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa) đã ra đời. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

          – Ấn Độ giáo (Hinđu giáo) cũng ra đời và phát triển và tôn giáo thu hút phần lớn tín đồ ở Ấn Độ. Để thờ các vị thần của Hinđu giáo, người ta cũng xây dựng rất nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ hoặc đúc những pho tượng bằng đồng với phong cách nghệ thuật độc đáo.

          Chữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta :

          -> Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

          Các bạn tham khảo thêm tại https://vndoc.com/ly-thuyet-lich-su-10-bai-6-cac-quoc-gia-an-va-van-hoa-truyen-thong-an-do-127193 nhé

          0 Trả lời 04/08/21

          Lịch Sử

          Xem thêm