Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Bắc Thủy, Lạng Sơn năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp7

Mời các bạn học sinh lớp 7 tham gia làm bài thi Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Bắc Thủy, Lạng Sơn năm học 2016 - 2017 trên trang VnDoc. Đừng quên tham khảo phần đáp án và gợi ý làm bài sau khi hoàn thành bài thi nhé! Chúc các bạn ôn tập tốt!

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Tân Hạnh, Vĩnh Long năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Bắc Thủy, Lạng Sơn năm học 2016 - 2017

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1.
    Tại sao nói cuộc tấn công sang nước Tống của Lý Thường Kiệt năm 1075 là cuộc tấn công với mục đích tự vệ?
    * Cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt năm 1075 là cuộc tiến công tự vệ vì: Đây là một chủ trương táo bạo "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc" Để đẩy giặc vào thế bị động. Ta chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước ta. Trong quá trình tấn công ta treo bảng nói rõ mục đích của cuộc tấn công. Sau khi thực hiện được mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về.
  • Câu 2.
    Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
    * Nguyên nhân thắng lợi: Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc K/C. Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. Có nhiều tướng giỏi, yêu nước, đặc biệt là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. * Ý nghĩa lịch sử: Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương nam.
  • Câu 3.
    Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ nhất và thứ hai?
    * Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước: Giống: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống". Khác: Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn; Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc. Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc.
  • Câu 4.
    Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
    Các quốc gia này đều được hình thành ở lưu vực những con sông lớn: sông Nin, sông Trường Giang và sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng. Đó là các vùng đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông từ cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III trước công nguyên.
  • Câu 5.
    So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa chế độ chiếm hữu nô lệ phương Đông và phương Tây.
    Giống nhau: đều được hình thành thời kì cổ đại. Thân phận nô lệ bị ngược đãi. Khác nhau: ở phương Tây số nô lệ nhiều gấp chục lần chủ nô và xã hội chỉ có hai giai cấp chinh. Ơ phương Đông tầng lớp nông dân chiếm đa số.
  • Câu 6.
    Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên này.
    Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang: Nhận xét: Nhà nước Văn lang còn sơ khai, đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội nhưng đã là một chức chính quyền cai quản cả nước (1 đ)
  • Câu 7.

    Nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở?

  • Câu 8:

    Sự phân bố dân cư nguyên thủy trên đất nước ta thời kì này là

  • Câu 9:

    Các quốc gia cổ đại phương đông gồm?

  • Câu 10:

    Kinh đô nhà nước Văn Lang đặt ở đâu?

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
4 230
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lớp 7

    Xem thêm