Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10

Xin mời các em học sinh bồi dưỡng tham gia ôn tập Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 để làm quen với các dạng đề. Chúc các em đạt thành tích tốt nhất!

Làm thêm: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1 (2,5 điểm):
    Trình bày nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí? Hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lý lớn? Cuộc phát kiến nào là quan trọng nhất? Vì sao?
    Nguyên nhân, điều kiện phát kiến địa lý: Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường cao. (0,25đ) Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm. ..(0,25đ) Khoa học - kỹ thuật có những bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu, xa bàn, hải đồ... (0,25đ) Các cuộc phát kiến địa lý lớn: Năm 1487 B.Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên mũi Hảo Vọng. (0,25đ) Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li cut Ấn Độ (1498). (0,25đ) Tháng 8-1492 C.Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ. (0,25đ) Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521). (0,25đ) Cuộc phát kiến địa lý quan trọng nhất: Chuyến đi vòng quanh thế giới của Ma-gien-lan (1519 – 1521) (0,25) Vì: Là cuộc phát kiến diễn ra trong thời gian dài nhất (0,25) Cung cấp kiến thức mới: trái đất hình cầu (0,25) Tìm ra những con đường mới, dân tộc mới, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa...
  • Câu 2 (2,5 điểm):
    Kể tên các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa) chống ngoại xâm trong các thế kỉ X - XV. Từ những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến này anh/chị hãy rút ra một bài học cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
    Các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa) trong thế kỷ X – XV Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) do Lê Hoàn lãnh đạo (0,25đ) Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo (0,25đ) Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên của nhà Trần (1258, 1285, 1287-1288) do các vua Trần và Trần Hưng Đạo lãnh đạo (0,25đ) Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ (1400- 1407) do Hồ Quý Ly lãnh đạo (0,25) Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) do Lê Lợi lãnh đạo (0,25đ) Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa) ở thế kỉ X - XV Cần phân tích được các ý sau: Tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của quân dân ta. (0,25đ) Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của những nhà quân sự thiên tài, cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng: nghệ thuật rút lui chiến lược, mở trận quyết chiến chiến lược, vườn không nhà trống.... (0,25đ) Các triều đại phong kiến có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc kháng chiến: chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng quân đội, đoàn kết nhân dân... (0,25đ) Bài học cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay Tinh thần đoàn kết toàn dân, đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc (0,5đ)
  • Câu 3 (2,5 điểm):
    Phân tích sự phát triển và vai trò của Nho giáo đối với nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỷ X – XV. Xã hội Việt Nam hiện nay có cần phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo không? Tại sao?
    Sự phát triển của Nho giáo trong các thế kỷ X – XV Thời Lý – Trần: Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, được đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi; cha – con; chồng – vợ và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử.... (0,5đ) Thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn...(0,5đ) Vai trò của Nho giáo: Tư tưởng Nho giáo giúp tăng cường tính chất chuyên chế của nhà nước phong kiến, góp phần hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến... (0,5đ) Tư tưởng Nho giáo có những yêu tố tích cực như tạo nên tôn ti, trật tự trong gia đình, dòng họ; tạo nên những chuẩn mực đạo đức... vì vậy nó góp phần ổn định xã hội. Do đó, xã hội Việt Nam cần phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo... (1đ)
  • Câu 4 (2,5 điểm):
    Hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc thế kỉ XVIII
    Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước (0,25đ) 1771 - 1777: đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào (0,25đ) 1786 - 1788: lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, làm chủ toàn bộ đất nước (0,25đ) Phong trào Tây Sơn đã đánh bại quân xâm lược Xiêm (1785), Thanh (1789), bảo vệ nền độc lập dân tộc Kháng chiến chống Xiêm (1785) (0,5đ) Kháng chiến chống Thanh (1789) (0,5đ) Vương triều Tây Sơn đã thi hành các chính sách tích cực, tiến bộ: (0,75đ) Chính trị: thành lập chính quyền các trấn.... Kinh tế: kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất... Văn hóa - giáo dục: chấn chỉnh giáo dục... Quân đội: được tổ chức quy củ... Đối ngoại: hòa hảo với nhà Thanh... -> Mở ra một bước phát triển mới của lịch sử dân tộc
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 10 KNTT

    Xem thêm