Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11

Nhằm giúp các em học sinh đang bồi dưỡng học sinh giỏi có thêm tài liệu ôn tập, VnDoc xin mời các em tham gia làm Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017. Hy vọng tài liệu này sẽ thực sự hữu ích với các em. Hãy học tập thật chăm chỉ nhé!

Làm thêm: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:

    a. Tại sao nói: "Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây".
    b. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ có thể xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?

    a. Là tai họa vì: 99% lượng nước cây hút vào được thải ra qua lá, điều này không dễ dàng đối với cây sống trong môi trường khô hạn, thiếu nước. 0.5 điểm - Là tất yếu vì: THN là động lực đầu trên của quá trình hút nước.... THN làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.... THN tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán từ không khí và lá... THN còn làm cô đặc dung dịch khoáng ở rễ lên, giúp hợp chất hữu cơ dễ được tổng hợp tại lá. b. Vì những cây này thường thấp, dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ đến lá gây hiện tượng ứ giọt. 0.5 điểm
  • Câu 2:
    Người ta làm một thí nghiệm như sau: đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 (kí hiệu A, B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

    Em hãy cho biết cây A, B thuộc nhóm thực vật C3 hay thực vật C4? Giải thích.
    Cây A thuộc thực vật C3, cây B thuộc thực vật C4. 0.25 điểm Giải thích: 0.75 điểm Thí nghiệm liên quan đến nồng độ O2 và cường độ quang hợp nên có liên quan đến hiện tượng hô hấp sáng. Cây C3 có hô hấp sáng nên khi nồng độ O2 tăng lên thì xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp. Cây C4 không có hô hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ O2 thì không ảnh hưởng đến quang hợp. Cây A ở 2 lần thí nghiệm có cường độ quang hợp khác nhau là do khi giảm nồng độ O2 xuống 0% đã làm giảm hô hấp sáng xuống thấp nhất do đó cường độ quang hợp tăng lên (từ 25 lên đến 40 mg CO2/dm2/giờ).
  • Câu 3:

    Các câu nhận định dưới đây là đúng hay là sai? Giải thích?
    (1) Cá mè hoa có ruột ngắn hơn cá trắm cỏ (sống ở ao hồ, đồng ruộng).
    (2) Hô hấp bằng phổi ở chim và thú là hình thức trao đổi khí có hiệu quả cao hơn hết so với các động vật khác.
    (3) Khi bị ngạt thở thì tim không thể đập mạnh và nhanh.
    (4) Ở động vật ăn cỏ, mặc dù nguồn thức ăn chủ yếu là xenlulôzơ nhưng vẫn đảm bảo đủ hàm lượng prôtêin.

    (1) Đúng vì: Cá mè hoa ăn động vật phù du là loại thức ăn dễ tiêu nên ruột không phát triển dài. Cá trắm cỏ ăn TV (thức ăn khó tiêu) nên ruột dài để tiêu hóa thức ăn. (2) Đúng vì: Phổi chim và thú có bề mặt trao đổi khí rất lớn do cấu tạo bởi nhiều phế nang (ở thú) hoặc ống khí (ở chim). Khí lưu thông tốt tạo sự chênh lệch nồng độ khí ở hai bên bề mặt trao đổi khí. (3) Sai vì khi bị ngạt thở hàm lượng CO2 trong máu sẽ tăng. Dòng máu đến tủy có nhiều CO2 sẽ kích thích trung khu hô hấp hoạt động tích cực theo cơ chế phản xạ → hô hấp sẽ mạnh và nhanh hơn. (4) Đúng vì nguồn protein được đáp ứng bởi xác của VSV sống cộng sinh (sống trong dạ cỏ).
  • Câu 4:

    Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động của nơron sẽ như thế nào trong mỗi trường hợp sau? Giải thích.

    • Trường hợp 1: Ăn mặn làm tăng nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào.
    • Trường hợp 2: Sử dụng một loại thuốc làm bất hoạt kênh K+.
    Trường hợp 1: Điện thế nghỉ không thay đổi. Giải thích: Độ lớn của điện thế nghỉ phụ thuộc vào lượng K+ từ trong ra ngoài màng chứ không phụ thuộc nồng độ Na+ ngoài màng. Điện thế hoạt động tăng. Giải thích: Nồng độ Na+ bên ngoài tăng, khi có kích thích lượng Na+ đi vào nhiều hơn làm trong màng tăng giá trị dương trong pha đảo cực. Trường hợp 2: Điện thế nghỉ không có. Giải thích: Bất hoạt kênh K+ làm cho K+ không đi từ trong ra ngoài được. Điện thế hoạt động không có. Giải thích: Do không có điện thế nghỉ, mặt khác kênh K+ bị bất hoạt nên khi có kích thích không có khử cực, đảo cực và tái phân cực.
  • Câu 5:

    a. Khi tâm thất của tim động vật có vú co, áp lực trong tâm thất trái và tâm thất phải khác nhau. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau đó? Nêu ý nghĩa của hiện tượng trên đối với tuần hoàn máu.
    b. Cho các động vật sau: trai, cua, cá chép, cá hồi, cá heo, chim bồ câu, châu chấu, ếch, người. Hãy sắp xếp các loài động vật trên phù hợp với các dạng hệ tuần hoàn ở động vật:
    (1) Hệ tuần hoàn hở.
    (2) Hệ tuần hoàn đơn.
    (3) Hệ tuần hoàn kép.

    a. Do thành tâm thất trái dày hơn phải nên khi co tạo ra áp lực lớn hơn. Tâm thất trái tạo ra áp lực lớn để thắng sức cản rất lớn của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Tâm thất phải tạo ra một áp lực nhỏ hơn nhiều đủ để thắng sức cản máu trong vòng tuần hoàn nhỏ. b. Sắp xếp: Hệ tuần hoàn hở: trai, cua. Hệ tuần hoàn đơn: cá chép, cá hồi, châu chấu. Hệ tuần hoàn kép: cá heo, chim bồ câu, người, ếch.
  • Câu 6:

    Phân biệt vận động khép lá - xòe lá ở cây me và cây trinh nữ.

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 158
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm