Trần Mỹ Ngọc Địa Lý

''Thế giới có khả năng khủng hoảng tài nguyên nước trên toàn cầu”

. Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhận định trên.

3
3 Câu trả lời
  • Cô Độc
    Cô Độc

    Cuộc khủng hoảng nguồn nước hiện có liên quan và có tác động qua lại đến sự nóng lên toàn cầu, mất đa dạng sinh học. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do nhu cầu nước ngày càng gia tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Các hoạt động của con người đang làm thay đổi lượng mưa và nguồn cung cấp nước ngọt, dẫn đến sự thay đổi nguồn cung cấp nước trên thế giới. Giờ đây, việc tiếp cận nguồn nước sạch được đặt lên hàng đầu. Hiện tình trạng khan hiếm nước theo mùa sẽ tăng mạnh ở những khu vực hiện đang có nhiều nước như: Trung Phi, Đông Á và một số khu vực của Nam Mỹ. Trong khi đó, một số nơi vốn đã khan hiếm nước như Trung Đông và khu vực Sahel ở Châu Phi thì ngày càng tồi tệ hơn. Những đợt hạn hán gay gắt và kéo dài, xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn do khủng hoảng khí hậu, cũng đang gây áp lực lên các hệ sinh thái, ảnh hưởng nặng nề đến các loài động thực vật. Vì vậy, đây là thời điểm quan trọng mà mỗi quốc gia cần có những biện pháp quản lý sử dụng nước hiệu quả nhằm tránh nguy cơ phải đối mặt với những "ngày không nước". Hiện các quốc gia cũng đã có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng từ một cuộc khủng hoảng nước toàn cầu. Nhiều quốc gia cũng đề xuất những biện pháp quy hoạch đập chứa, nhiều dự án khoa học nhằm chuyển đổi nước mặn thành nước ngọt hay cả những dự án làm mưa nhân tạo. Các giải pháp xanh cũng là điều mà LHQ khuyến khích hướng tới nhằm đảm bảo an ninh nước một cách hiệu quả. Những giải pháp này tôn trọng các yếu tố tự nhiên, khuyến khích những hệ thống trữ nước thân thiện với hệ sinh thái như tận dụng các đầm lầy tự nhiên, cải tạo vùng đất ẩm hay các biện pháp cải tạo tái bổ sung nguồn nước ngầm hiệu quả. Những biện pháp này trên thực tế đã chứng minh hiệu quả nhưng lại chưa được các quốc gia quan tâm một cách hợp lý.

    0 Trả lời 22:16 27/06
    • Cự Giải
      Cự Giải

      Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính khiến cho mối quan hệ giữa các yếu tố mất đi sự cân bằng vốn có. Điều này chính là một mối đe dọa đối với an ninh lương thực, chất lượng nguồn nước và nguồn năng lượng. Biến đổi khí hậu là một hiện tượng mà con người không thể phủ nhận những tác động hiển nhiên của nó. Khi nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng, chúng ta sẽ phải chứng kiến những tác động đáng kể đối với nguồn cung cấp nước sạch, đồng thời những ảnh hưởng mang tính tàn phá đối với những nguồn tài nguyên khác. Khi nhiệt độ tăng, hơi nước bốc hơi nhiều hơn sẽ dẫn đến tình trạng hạn hán. Ngoài ra, nhiệt độ tăng làm tan băng ở mức chưa từng có. Sông băng là một nguồn nước ngọt quan trọng trên toàn thế giới. Một khi những sông băng này tan chảy, chúng không thể trở về được trạng thái cũ. Các khu vực trước đây phụ thuộc vào nguồn nước từ sông băng để lấy nước ngọt sẽ phải tìm kiếm các nguồn khác. Theo dự báo, môi trường sẽ ấm hơn, lượng mưa sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến việc thiếu nước thường xuyên hơn. Do mưa chảy nhanh hơn tuyết tan, độ ẩm của đất cao hơn, nước ngầm ít có khả năng được nạp lại. Nhiều khu vực phụ thuộc vào tuyết tan như nguồn nước ngọt chính sẽ phải đối mặt với khả năng thiếu nước như việc nguồn cung nước vào cuối hè thấp. Mối quan hệ giữa khí hậu và nguồn nước đã hoàn toàn mất đi sự cân bằng từ đây. Các hệ thống được sử dụng để xử lý và vận chuyển nguồn nước sẽ đòi hỏi nguồn năng lượng lớn hơn, chủ yếu là năng lượng từ than đá, khí tự nhiên, dầu và nhiên liệu hóa thạch khác. Khi sử dụng nước chúng ta đồng thời sử dụng năng lượng và góp phần gây biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, việc sản xuất và sử dụng nước đóng chai tuy là một phần nhỏ nhưng cũng làm tăng lượng phát thải khí nhà kính, bởi cần năng lượng để sản xuất chai nhựa và vận chuyển chúng. Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm để giảm phát thải, ngăn ngừa biến đổi khí hậu và bảo vệ nguồn nước ngọt đang bị đe dọa. Giảm sử dụng năng lượng là giải pháp đầu tiên. Giải pháp phổ biến khác là phân phối lại lượng nước ngọt theo không gian và thời gian thông qua hệ thống các hồ chứa lưu trữ, đường ống vận chuyển, khử nước mặn từ các đại dương để lấy nước ngọt. Các nỗ lực khác cũng đang được thực hiện đồng thời đó là tăng tiết kiệm nước, tái sử dụng nước thải. Đầu tư vào nghiên cứu và giáo dục là các giải pháp cần thiết để cung cấp kiến thức, kỹ năng và công nghệ chống lại sự khan hiếm nước ngọt trong tương lai.

      0 Trả lời 22:20 27/06
      • Điện hạ
        Điện hạ

        hi thanks

        0 Trả lời 22:22 27/06

        Địa Lý

        Xem thêm