Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Người Dơi Lịch Sử Lớp 12

Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam những năm khủng hoảng kinh tế thế giới

Hãy nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

4
4 Câu trả lời
  • Chồn
    Chồn

    * Tình hình kinh tế

    Bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp. Trong công nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả trở nên đắt đỏ.

    * Tình hình xã hội

    - Công nhân: bị sa thải hoặc hưởng đồng lương chết đói.

    - Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ năng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá hạ. Ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng hóa trên quy mô lớn.

    - Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa.

    ⟹ Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Trong đó, có hai mâu thuẫn cơ bản là: dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến.

    ⟹ Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển lôi kéo nhiều tầng lớp tham gia.

    0 Trả lời 17/12/21
    • Vợ nhặt
      Vợ nhặt

      Từ những năm phải chịu sự bóc lột của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, kinh tế Việt Nam cơ bản đã có những phát triển, xã hội có sự thay đổi về giai cấp trong xã hội ngoài những giai cấp cũ còn xuất hiện những giai cấp mới.

      Trong những năm 1929-1930 do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Pháp Việt Nam cũng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, khổ cực. Lúa gạo thì sụt giá không đáp ứng đủ cho nhu cầu tất yếu, trong công nghiệp, sản lượng hầu hết đều suy giảm, giá cả leo thang.

      Kinh tế ngày càng giảm sút cũng là nguyên nhân dẫn đến tình hình xã hội, những hậu quả nặng nề mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra. Điều này đã làm cho xã hội ngày càng gia tăng tình trạng nghèo đói, đời sống nhân dân chẳng khá khẩm hơn là bao. Trong khi rất nhiều những nghèo khổ thì nhân dân còn phải chịu nhiều thứ thuế. Chính đây là nguyên nhân chính dẫn đến những mâu thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn nhân dân và địa chủ và mâu thuẫn nhân dân và đế quốc.

      Sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị chính là nguyên nhân dẫn đến các phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.

      0 Trả lời 17/12/21
      • Bảo Bình
        Bảo Bình

        Trong bài Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 14 có lời giải á bạn

        0 Trả lời 17/12/21
        • khánh phạm
          khánh phạm

          Úi dùi ui

          0 Trả lời 17/12/21

          Lịch Sử

          Xem thêm