Tinh giản chương trình học kì 2 lớp 5 môn Khoa học năm 2019 - 2020

Giảm tải chương trình học môn Khoa học lớp 5

Tinh giản chương trình học kì 2 lớp 5 môn Khoa học năm 2019 - 2020 theo chương trình SGK chuẩn theo Bộ GD&ĐT cho thầy cô tham khảo chuẩn bị bài giảng đúng chuẩn, kịp với tốc độ dạy và học bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện khi nghỉ dịch Covid 19.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau:Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Giảm tải chương trình học lớp 5 môn Khoa học

Tuần

Tên bài học

Nội dung điều chỉnh

và hướng dẫn thực hiện

20

Bài 38-39: Sự biến đổi hóa học

Thực hiện trong 1 tiết:

- Hoạt động thực hành trang 78: Chỉ thực hiện thí nghiệm 1; không thực hiện thí nghiệm 2.

- Trò chơi Bức thư bí mật: thay bằng GV tiến hành và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.

- Hoạt động đọc thông tin và trả lời câu hỏi (trang 81) Ý 2: Khuyến khích HS tự

đọc ở nhà.

21,

22

Bài 41. Năng lượng mặt trời

Bài 44. Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy

Ghép thành bài Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy, thực hiện trong 01 tiết:

- Không tổ chức hoạt động sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua-bin (trang 91).

- Quan tâm khai thác hiểu biết của HS về

vai trò của ánh sáng, nhiệt (của Mặt Trời) học ở lớp 4.

- Có thể ghép Hoạt động trả lời câu hỏi liên hệ địa phương ở bài 41 với hoạt động

này ở bài 44 (đưa về cuối giờ học).

21,

22

Bài 42, 43. Sử dụng năng lượng chất đốt.

Thực hiện trong 1 tiết:

- Không tổ chức hoạt động “Đọc các thông tin … từ dầu mỏ” (trang 87).

- Bỏ câu hỏi “… khai thác chủ yếu ở đâu?” (đã có nội dung tương tự trong môn Lịch sử và địa lý; đồng thời cũng có thể khuyến khích HS tìm hiểu thêm ở nhà).

- Quan tâm khai thác kiến thức HS đã học

về các nguồn nhiệt ở lớp 4.

24

Bài 45. Sử dụng năng lượng điện Bài 46, 47. Lắp mạch điện đơn giản

Ghép thành bài Sử dụng năng lượng điện, thực hiện trong 2 tiết:

+ Ghép Hoạt động thực hành 1. “Sử dụng bóng đèn, pin, dây điện, hãy tìm cách thắp sáng bóng đèn” (trang 94) vào Hoạt động thực hành “Lắp mạch điện …” (trang 96).

+ Không tổ chức hoạt động Làm cái ngắt

điện (trang 97).

25

Bài 49-50. Ôn tập: vật chất và năng lượng

Thực hiện trong 1 tiết:

Hoạt động Trò chơi (trang 100) chuyển

thành hoạt động cá nhân của HS, sau đó trao đổi chung cả lớp.

27

Bài 53. Cây con mọc lên từ hạt. Bài 54. Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ

Ghép thành bài Cây con mọc lên từ đâu ?, thực hiện trong 1 tiết:

Khuyến khích HS tự thực hiện ở nhà các hoạt động thực hành gieo hạt (cuối bài

53), trồng cây (cuối bài 54).

28,

29

Bài 55. Sự sinh sản của động vật. Bài 56. Sự sinh sản của côn trùng. Bài 57. Sự sinh sản của ếch.

Ghép thành bài Sự sinh sản và quá trình phát triển của côn trùng, ếch, thực hiện trong 1 tiết:

Không tổ chức các hoạt động: “Vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh những con vật mà bạn thích” (trang 113), Trò chơi “1. Bắt chước

tiếng ếch kêu” (trang 116).

30

Bài 58. Sự sinh sản và nuôi con của chim

Bài 59. Sự sinh sản của thú.

Ghép thành bài Sự sinh sản và nuôi dạy con của chim, thú, thực hiện trong 1 tiết:

- Không tổ chức 2 Hoạt động Trò chơi

(trang 122 và 123).

Bài 60. Sự nuôi và dạy con của một số loài thú

- Khuyến khích HS tự thực hiện ở nhà hoạt động “Sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi

con của chim” (trang 119).

31

Bài 62. Môi trường.

Bài 63. Tài nguyên thiên nhiên

Ghép thành bài Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, thực hiện trong 1 tiết:

Không tổ chức Trò chơi “Đố bạn .. làm gì?” (trang 131) (ở Bài 64 có nội dung tương tự).

33

Bài 65. Tác động của con người đến môi trường rừng.

Bài 66. Tác động của con người đến môi trường đất.

Bài 67. Tác động con người đến môi trường không khí và nước

Ghép thành bài Con người tác động đến môi trường như thế nào?, thực hiện trong 1 tiết:

- Không tổ chức các Hoạt động sưu tầm tranh ảnh (trang 135 và trang 137). Có thể hướng dẫn, khuyến khích HS tự sưu tầm, tìm hiểu ở nhà.

- GV có thể chuẩn bị thêm một số tranh ảnh, thông tin (ở địa phương cũng như ở nơi khác) để sử dụng trong dạy học.

34

Bài 64. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.

Bài 68. Một số biện pháp bảo vệ môi trường

Ghép thành bài Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?, thực hiện trong 1 tiết:

- Không tổ chức hoạt động trò chơi: Ai nhanh, ai đúng (trang 133).

- Không tổ chức hoạt động sưu tầm một số tranh, ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường: có thể hướng dẫn, khuyến khích HS tự sưu tầm, tìm hiểu ở nhà.

- GV khai thác kinh nghiệm của HS hoặc cho HS xem các hình ảnh, video clip về các biện pháp bảo vệ môi trường.

Ghi chú:

- Không yêu cầu HS thực hiện việc đi điều tra, tìm hiểu ở môi trường địa phương xung quanh cũng như không yêu cầu HS thực hiện các hoạt động tìm hiểu mà đòi hỏi tiếp xúc gần với động vật (để an toàn, tránh lây nhiễm bệnh). Chú ý phát huy kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có của HS trong học tập.

- Với các thí nghiệm theo nhóm ở một số bài có thể thay bằng: GV tiến hành thí nghiệm chung trước lớp (HS cần tích cực tham gia xây dựng kiến thức như đưa ra phương án thí nghiệm, dự đoán, hay rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm). Với một số thí nghiệm đơn giản có thể hướng dẫn các em tự làm ở nhà.

Tài liệu ôn tập trong thời gian nghỉ dịch lớp 5

Phiếu bài tập lớp 5 - Ôn tập nghỉ dịch

Đánh giá bài viết
1 1.406
Sắp xếp theo

Khoa học lớp 5

Xem thêm