Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tốc độ phản ứng hóa học lớp 10

Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Tốc độ phản ứng hóa học lớp 10 được biên soạn tóm tắt lý thuyết về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học, bên cạnh đó đưa ra các dạng bài tập tốc độ phản ứng giúp các bạn học sinh luyện tập cũng như nâng cao khả năng giải bài tập. Mời các bạn tham khảo.

I/ Tốc độ phản ứng

Phần 1. Tóm tắt lý thuyết

1. Khái niệm

Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành trong một đơn vị thời gian .

Công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng : V = \frac{\left|\triangle C\right|}{\triangle t}\(\frac{\left|\triangle C\right|}{\triangle t}\)mol/(l.s)

(V) t = thời gian sau (t2) – thời gian đầu (t1)

Đối với chất tham gia (nồng độ giảm dần): C = Cđầu – Csau

Đối với chất sản phẩm (nồng độ tăng dần): C = Csau – Cđầu

Đối với phản ứng tổng quát dạng: aA + bB → cC + dD

V=\frac{\mid\bigtriangleup C_A\mid}{a\bigtriangleup t}\frac{\mid\bigtriangleup C_B\mid}{b\bigtriangleup t}\frac{\mid\bigtriangleup C_C\mid}{c\bigtriangleup t}\frac{\mid\bigtriangleup C_D\mid}{d\bigtriangleup t}\(V=\frac{\mid\bigtriangleup C_A\mid}{a\bigtriangleup t}\frac{\mid\bigtriangleup C_B\mid}{b\bigtriangleup t}\frac{\mid\bigtriangleup C_C\mid}{c\bigtriangleup t}\frac{\mid\bigtriangleup C_D\mid}{d\bigtriangleup t}\)

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

  • Ảnh hưởng của nồng độ: Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia phản ứng.
  • Ảnh hưởng của áp suất: (Đối với phản ứng có chất khí tham gia): Khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng (hoặc ngược lại )
  • Ảnh hưởng của nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng (hoặc ngược lại).

Thông thường, khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần . Số lần tăng đó gọi là hệ số nhiệt độ (\gamma\(\gamma\)).

\frac{{{V_2}}}{{{V_1}}} = {\gamma ^{\frac{{{t_2} - {t_1}}}{{10}}}}\(\frac{{{V_2}}}{{{V_1}}} = {\gamma ^{\frac{{{t_2} - {t_1}}}{{10}}}}\)

(V1 và V2 là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ t1 và t2 )

Ảnh hưởng của diện tích bề mặt : (Đối với phản ứng có chất rắn tham gia ) : Khi diện tích bề mặt tăng , tốc độ phản ứng tăng .

Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng , nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng .

II/ Cân bằng hóa học

1. Phản ứng một chiều

Là phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều xác định (không có chiều ngược lại)

aA + bB → cC + dD

2. Phản ứng thuận nghịch

Là phản ứng mà trong điều kiện xác định có thể đồng thời xảy ra theo hai chiều ngược nhau

(chiều thuận và chiều nghịch) aA + bB → cC + dD

3. Cân bằng hóa học

Là trạng thái của hệ phản ứng thuận nghịch, tại đó tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau và nồng độ các chất không thay đổi nữa. Cân bằng hóa học là một cân bằng động .

4. Hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch (K)

Đối với hệ phản ứng thuận nghịch đồng thể (hệ chỉ gồm chất khí hoăc chất tan trong dung dịch) tổng quát dạng:

aA + bB → cC + dD

K_c=\frac{k_t}{k_n}=\frac{\left[C\right]^c\left[D\right]^d}{\left[A\right]^a\left[B\right]^b}\(K_c=\frac{k_t}{k_n}=\frac{\left[C\right]^c\left[D\right]^d}{\left[A\right]^a\left[B\right]^b}\)

(Trong đó là nồng độ mol/l của các chất  \left[A\right]\;,\;\left[B\right]\;,\;\left[C\right]\;,\;\left[D\right]\(\left[A\right]\;,\;\left[B\right]\;,\;\left[C\right]\;,\;\left[D\right]\) ở trạng thái cân bằng).

Đối với hệ phản ứng thuận nghịch dị thể (hệ gồm chất rắn và khí) hoặc (hệ gồm chất rắn và chất tan trong dung dịch) thì nồng độ của chất rắn được coi là hằng số (không có trong biểu thức tính K)

5. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học

a. Khái niệm: Sự chuyển dich cân bằng là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài (nồng độ, nhiệt độ, áp suất) tác động lên cân bằng.

Nguyên lí chuyển dịch cân bằng (Lơ satơliê): Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi (nồng độ, nhiệt độ, áp suất); cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó .

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

  • Khi tăng nồng độ một chất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ chất đó
  • Khi giảm nồng độ một chất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ chất đó
  • Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt ( ΔH>0).
  • Khi giảm nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (ΔH<0).

Nếu phản ứng thuận là tỏa nhiệt thì phản ứng nghịch là phản ứng thu nhiệt (hoặc ngược lại )

  • Khi tăng áp suất của hệ , cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số phân tử khí .
  • Khi giảm áp suất của hệ , cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số phân tử khí .

Đối với hệ phản ứng thuận nghịch mà có số phân tử khí ở phản ứng thuận bằng số phân tử khí ở phản ứng nghịch , thì áp suất không làm chuyển dịch cân bằng .

Chất xúc tác không có tác dụng làm chuyển dịch cân bằng , mà chỉ có tác dụng làm cho phản ứng nhanh chóng đạt đến TTCB .

Để xem và tải chi tiết đầy đủ tài liệu mời các bạn ấn vào link TẢI VỀ miễn phí bên dưới

.....................................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Tốc độ phản ứng hóa học lớp 10. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 10

    Xem thêm