Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây ngắn gọn
- 1. Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây mẫu 1
- 2. Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây mẫu 2
- 3. Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây mẫu 3
- 4. Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây mẫu 4
- 5. Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây mẫu 5
- 6. Bố cục Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
- 7. Nội dung chính Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
- 8. Xuất xứ Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
- 9. Sơ đồ tư duy Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có thêm tài liệu tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 10 nhé.
1. Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây mẫu 1
Những nét đặc sắc của chợ nổi miền Tây. Tác giả đã kể đến các khu chợ nổi tiếng, những cách rao mời độc đáo và kỉ niệm, dư âm khó quên khi đi chợ nổi, là trải nghiệm đáng nhớ mà ai cũng nên thử.
2. Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây mẫu 2
Bài báo giới thiệu về chợ nổi, một nét đẹp văn hóa thường gặp khi đến với đồng bằng sông Cửu Long. Bài báo tập trung với những đặc điểm riêng ở chợ nổi, những cách rao hàng và cảm xúc ở du khách khi đến thăm chợ nổi đồng bằng sông Cứu Long
3. Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây mẫu 3
Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về chợ nổi - một hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa miền Tây.
4. Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây mẫu 4
Văn bản cung cấp thông tin về những nét đặc sắc của chợ nổi miền Tây. Tác giả đã kể đến các khu chợ nổi tiếng, những cách rao mời độc đáo và kỉ niệm, dư âm khó quên khi đi chợ nổi, là trải nghiệm đáng nhớ mà ai cũng nên thử.
5. Tóm tắt Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây mẫu 5
Văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây nhằm ca ngợi một nét văn hóa lâu đời về cách trao đổi mua bán trở thành đặc thù của vùng sông nước miền Tây phóng khoáng.
6. Bố cục Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
- Phần 1: Từ đầu đến “đặc trưng của mình”: Giới thiệu khái quát nội dung bài.
- Phần 2: Tiếp theo đến “và khắp cả nước: Những khu chợ sầm uất trên sông
- Phần 3: Tiếp theo đến “lảnh lót, thiết tha!”: Những cách rao mời độc đáo
- Phần 4: Đoạn còn lại: Dư âm chợ nổi
7. Nội dung chính Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
- Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về chợ nổi - một hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa miền Tây
- Qua văn hóa buôn bán trên chợ nổi, phần nào cho thấy hình ảnh những con người miền Tây hiền hòa chất phác, đôn hậu, dễ mến và hiếu khách
- Thể hiện niềm yêu mến của tác giả đối với nét văn hóa độc đáo của dân tộc và con người nơi đây, đồng thời như một lời mời gọi, khuyến khích mọi người đến chơi và thử đi chợ trên sông cùng bà con sông nước.
8. Xuất xứ Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
- Văn bản được nhóm biên soạn tổng hợp từ Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long của Nhâm Hùng. NXB Trẻ, 2009, trang 36-55 và Chợ Nổi - Nét văn hóa sông nước miền Tây, Đài Truyền hình Cần Thơ.