Tóm tắt Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Tóm tắt Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến ngắn gọn
- 1. Tóm tắt tác phẩm Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
- 2. Nội dung chính Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
- 3. Bố cục Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
- 4. Xuất xứ Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
- 5. Sơ đồ tư duy Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
- 6. Tìm hiểu thể loại Tuồng
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết để có thêm tài liệu tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 10 nhé.
1. Tóm tắt tác phẩm Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Tóm tắt tác phẩm Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến mẫu 1
Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghều đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Tóm tắt tác phẩm Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến mẫu 2
Đoạn trích Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu Mắc Lỡm Thị Hến chủ yếu nói về ba nhân vật Thầy Đề, Nghêu, Quan Huyện. Nghêu là một thầy bói mù, nổi lòng tham trước sắc đẹp của Thị Hến nên đến nhà để tán tỉnh nàng. Tuy nhiên, vừa đến cửa thì cũng bắt gặp vị Đế Hầu đến gõ cửa nhà Thị Hến.
Bấy giờ, lão mới sốt ruột và lo lắng kiếm chỗ để trốn, và chui luôn xuống gầm phản nhà Hến. Qua hành động này, ta thấy được nhân vật Nghêu là một kẻ không chỉ tham sắc mà còn là một kẻ nhát gan, nhút nhát.
Đến khi quan huyện thừa tới, nói rằng “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì hắn ta vội chui từ gầm phản ra để khen ngợi, lấy lòng. Khác với vẻ sợ sệt trốn chui trốn lủi khi Đế Hầu tới, với Huyện Trìa Nghêu thể hiện ý tứ lấy lòng rõ ràng.
Ba người họ đều là những người có tiếng nói, có địa vị trong huyện nhưng lòng lại mang ý xấu. Đến khi ba người gặp nhau, ai nấy đều bẽ mặt, xấu hổ khi gặp những người khác.
Tóm tắt tác phẩm Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến mẫu 3
Nghêu đến gõ cửa vào nhà Thị Hến và bày tỏ niềm mến ngộ đã lâu. Trong lúc cả hai đang mặn nồng thì Đề Hầu đến, Thị Hến liền bảo Nghêu chui xuống phản để trốn trước. Đề Hầu vào, Thị Hến dùng lời lẽ ngon ngọt thể hiện tình cảm sâu đậm và sau đó hỏi về chuyện tu phá giới.
Đang lúc đó, Huyện Trìa xuất hiện, Đề Hầu nhanh chóng tìm chỗ trốn. Huyện Trìa vào, bày tỏ tình cảm của mình với Thị Hến, cùng lúc đó Nghêu chui ra và Đề Hầu cũng bò ra. Ba người nhìn nhau vừa giận, vừa xấu hổ mà bỏ về.
Tóm tắt tác phẩm Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến mẫu 4
Khi nhắc tới các vở tuồng hài nổi tiếng, chúng ta không thể bỏ qua “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”. Trong đó, trích đoạn “Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến” thuộc lớp XIX của vở tuồng đã mang đến những tiếng cười sâu cay, trào phúng về hiện thực xã hội xưa. Thông qua nhân vật Thị Hến, tác giả dân gian cũng khéo léo bày tỏ thái độ đề cao, trân trọng người phụ nữ sắc sảo, thông minh.
Thị Hến sống trong cảnh “chăn đơn gối chiếc”. Thị ở vậy một mình và dốc lòng thờ cúng chồng nơi suối bạc. Thế nhưng, cuộc sống lại chẳng hề bình yên vì có những kẻ bỉ ổi, suy đồi nhân cách tìm đến quấy rầy. Sau khi được tha bổng ở huyện đường, Thị Hến lại bị Sư Nghêu mò tới tán tỉnh. Nhân dịp này, Thị mời cả hai tên chức dịch mê gái là Đề Hầu và Huyện Trìa đến nhà. Bằng sự mưu trí của mình, Thị đã khiến ba kẻ ham sắc bẽ mặt.
Thị Hến vô cùng thông minh, nhanh trí khi tạo ra “cuộc hội ngộ” giữa Sư Nghêu, Đề Hầu và Huyện Trìa. Cuộc hội ngộ này chính là âm mưu của Thị – khiến ba nhân vật sập bẫy, chịu một phen nhục nhã ê chề.
Tóm tắt tác phẩm Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến mẫu 5
Văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu Mắc Lỡm Thị Hến trích trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh lí (1957) gồm có tất cả 3 hồi.
Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói tật trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.
Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất. Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
2. Nội dung chính Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Ốc và Ngao rủ nhau đi ăn trộm nhà phú hộ Trùm Sò. Chúng đem bán tang vật cho Thị Hến. Lý Hà phát hiện của gian trói Thị Hến lên quan huyện xét xử. Bởi vì quan huyện và thầy Đề u mê trước vẻ đẹp của nàng nên đã tha bổng cho Thị Hến. Nghêu là một thầy tu phá giới, sa đọa cũng có ý với Hến. Hến cho mời cả ba đến nhà vào một buổi tối, và đã dùng mưu, tại đây đã diễn ra một cuộc hội ngộ đầy bẽ bàng và nhục nhã.
3. Bố cục Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
- Phần 1: Từ đầu ... bày thiệt nào: giới thiệu nhân vật huyện Trìa và tính cách của hắn
- Phần 2: Còn lại: Cuộc xử án của Huyện Trìa với mâu thuẫn giữa Thị Hến và Trùm sò
4. Xuất xứ Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
a. Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.
- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất
- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở
- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lí (1957) gồm có tất cả ba hồi.
b. Văn bản Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến
- Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, là lớp XIII của vở tuồng, nhan đề do người biên soạn đặt
- Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam trọn bộ 42 tập, tập 12, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, năm 2000, trang 544 - 548
5. Sơ đồ tư duy Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
6. Tìm hiểu thể loại Tuồng
Tuồng, luông tuồng, hát bộ, hát bội là những cách gọi một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam. Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương.
Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng.
Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng...Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn.