Tóm tắt Thơ duyên

Tóm tắt Thơ duyên được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

1. Tóm tắt Thơ duyên

Bài thơ nói về tình yêu nhưng ở đây là tình yêu với cuộc sống, con người, thiên nhiên vẻ đẹp và sự hòa hợp với đời chính điều đó làm nên cái hay trong bài Thơ Duyên của Xuân Diệu.

2. Bố cục Thơ duyên

- Đoạn 1: khổ 1,2: Khung cảnh một buổi chiều thu

- Đoạn 2: khổ 3: Sự hòa hợp trong tâm hồn nhà thơ

- Đoạn 3: khổ 4,5: Vạn vật trong thơ duyên trở nên có linh tính.

3. Nội dung chính Thơ duyên

Bài thơ là sự xúc động trước cuộc giao duyên huyền diệu của cả thế gian này. Sự hoà quyện của ba mối tơ duyên chính thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người.

4. Tác giả - tác phẩm: Thơ duyên

I. Tác giả văn bản Thơ duyên

- Xuân Diệu (1916 – 1985), tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu.

- Quê quán: Quê nội ở Hà Tĩnh, Quê ngoại ở Bình Định.

- Làm thơ khi còn rất sớm, nổi tiếng với phong trào Thơ Mới.

- Phong cách nghệ thuật: dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu, niềm khát khao giao cảm với đời.

- Tác phẩm chính: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, …

II. Tìm hiểu tác phẩm Thơ duyên

1. Thể loại: Thơ mới 7 chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong Tuyển tập thơ Xuân Diệu

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Bố cục:

- Đoạn 1: 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên

- Đoạn 2: 6 câu thơ tiếp: Vương quốc của tình yêu

- Đoạn 3: 4 câu thơ tiếp: Cảnh thiên nhiên li tán

- Đoạn 4: 4 câu thơ cuối: Cắt nghĩa của tác giả về tình yêu

5. Giá trị nội dung:

- Sự xúc động trước cuộc giao duyên huyền diệu của cả thế gian này,

- Sự hoà quyện của ba mối tơ duyên chính thiên nhiên với thiên nhiên, con người với thiên nhiên và con người với con người.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Tính nhạc trong thơ

- Chất văn xuôi trong thơ

- Tượng trưng siêu thực

5. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thơ duyên

1. Bức tranh thiên nhiên

- Ngay từ câu thơ đầu này, Xuân Diệu đã sẵn sàng làm “mất đi một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều thơ mộng” - tức là thủ pháp mơ hồ hoá

- Cành hoang như lả mình vào nắng, trong khi nắng ý tứ né mình gượng tránh, chưa muốn đón nhận một cử chỉ lả lơi, mà thi sĩ diễn tả bằng cái điệu đến là yêu kiều “nắng trở chiều”.

2. Vương quốc của tình yêu

- Hai chữ buổi ấy và lần đầu đánh dấu một đột biến trong tâm hồn.

- Kiểu xưng hô đĩnh đạc của một tình nhân cũng bắt đầu tiếm quyền: Ta - Bạn thành Anh - Em.

=> Trong cuộc hoà thơ của sự sống ấy, anh với em như một cặp vần.

3. Cảnh thiên nhiên li tán

- Gợi tình thì đôi chim ríu rít, gợi buồn lại chỉ có một con cò.

=> Thiên nhiên của những cặp đôi đã nhường chỗ cho thiên nhiên của li tán chia rời

- Sự phân lập có chủ ý giữa hai cảnh sắc là mảnh vườn tình ái và hoang mạc vô liêu

=> Trống trải, người ta cần nương tựa; lạnh lẽo, người ta cần hơi ấm; lẻ loi người ta cần có đôi

4 câu thơ cuối: Cắt nghĩa của tác giả về tình yêu

- Chữ thôi đã nói cái thế không thể cưỡng lại, không thể còn đảo ngược, một sự đã rồi.

- Chữ cưới lòng nói được một cuộc đính ước ngầm, một cuộc hôn nhân bí mật của hai tâm hồn.

=> Diễn tả được cái trạng thái tế nhị Tình trong như đã mặt ngoài còn e của những cặp uyên ương.

---------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt Thơ duyên. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán 10 Chân trời sáng tạo, Tiếng Anh lớp 10...

Đánh giá bài viết
1 237
Sắp xếp theo

    Tóm tắt Ngữ văn 10 CTST

    Xem thêm