Tóm tắt Xã Trưởng – Mẹ Đốp
Tóm tắt Xã Trưởng – Mẹ Đốp ngắn gọn
Tóm tắt Xã Trưởng – Mẹ Đốp được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để có thêm tài liệu tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 10 nhé.
1. Tóm tắt tác phẩm Xã Trưởng Mẹ Đốp
Tóm tắt tác phẩm Xã Trưởng Mẹ Đốp mẫu 1
Vở chèo làm nổi bật mối quan hệ giữa xã trưởng và mẹ Đốp. Một người là quản lí xã, một người là vợ người đi rao mõ. Cả hai rêu raao về việc thị Mầu có chửa khi chưa có chồng và từ đây, mối quan hệ giữa hai người ngày càng xấu đi
Tóm tắt tác phẩm Xã Trưởng Mẹ Đốp mẫu 2
Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng.
Văn bản được in trong Kịch bản chèo, quyển 1, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, trang 282 – 288 và 324 – 327.
Tóm tắt tác phẩm Xã Trưởng Mẹ Đốp mẫu 3
Khi nhắc đến chèo, ta không thể không nhắc tới vở chèo kinh điển “Quan Âm Thị Kính”. Trong đó, “Xã trưởng – Mẹ Đốp” là trích đoạn đặc sắc, mang đến cho người đọc những tiếng cười trào phúng, sâu cay. Thông qua nhân vật mẹ Đốp, tác giả dân gian đã khéo léo bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa.
Nếu như xã trưởng đại diện cho tầng lớp cai trị thì mẹ Đốp lại biểu trưng cho tầng lớp nhân dân. Mẹ Đốp là vợ của người gõ mõ làng. Chính vì vậy, mẹ Đốp có xuất thân thấp hèn, có thể xếp vào loại cùng đinh, thấp kém trong con mắt của bọn lí dịch, cường hào. Mặc dù không được mọi người coi trọng nhưng mẹ Đốp vẫn luôn tự hào về công việc của chồng và bản thân.
Trong hình dung của mọi người, mẹ Đốp là người ăn nói gay gắt. Nhưng thực tế, mỗi khi có khách, thị đều đon đả, nhanh nhảu mời chào.
Ngày hôm nay, xã trưởng đến nhà, mẹ Đốp được thời thưa thớt đây đó. Câu nói “dựng mõ lên cung phụng làm trò” phần nào thể hiện được thái độ dè bỉu, chế nhạo tên xã trưởng. Biết được hắn không phải người đứng đắn, đàng hoàng nên mẹ Đốp cũng phải “kẻ tung người hứng”, phục vụ, bày trò mua vui. Đặc biệt, mẹ Đốp còn nhận mình là người có tài ăn nói “Nghề ăn nói tôi vào trang đúng mực”. Dẫu bị xã trưởng coi thường, mẹ Đốp vẫn luôn hãnh diện về chức vị của mình.
Mặc dù tên xã trưởng ở vị trí cao hơn nhưng chưa bao giờ ta thấy mẹ Đốp chịu khuất phục, nhún nhường. Thị sử dụng trí thông minh của mình để đối đáp, cạnh khóe, đồng thời, đặt mình ngang hàng với xã trưởng. Bằng việc xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động, tác giả dân gian đã miêu tả rõ nét nhân vật mẹ Đốp – một người thông minh, sắc sảo, chung thủy. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
Tóm tắt tác phẩm Xã Trưởng Mẹ Đốp mẫu 4
Được trích từ vở chèo: “Quan âm Thị Kính”. “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” là một vở chèo cổ mẫu mực nhất của nền nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Trong trích đoạn biểu hiện rõ hai giai cấp: giai cấp thống trị là Xã Trường, đại diện cho chính quyền làng xã thời kỳ phong kiến, tộc quyền Việt Nam và Mẹ Đốp chuyên đi đánh mõ và báo cáo các việc cho dân làng, đại diện cho tầng lớp nhân dân thời kỳ bấy giờ, được xem là tầng lớp hạ lưu của xã hội.
“Xã Trưởng-Mẹ Đốp”là trích đoạn hài đặc trưng của sân khấu chèo về hề áo ngắn và hề áo dài. Các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép, đào, hề, mụ, lão. Kép thường là các sĩ tử chân chính, hiếu học; đào (nữ chính) bao gồm đào thương, đào lệch hay còn gọi là đào lẳng, đào pha; hề; mụ lão. Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi. Trong đó nhân vật hề là khá phổ biến.
Trong “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” Hề áo ngắn là Mẹ Đốp, đại diện cho tầng lớp nhân dân bị trị luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái , hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày.
Nhân vật thứ hai là hề áo dài, cụ thể là Xã Trưởng, một chức quan mua tại hương thôn, ngu dốt nhưng lại háo sắc, tham lam, dối trên gạt dưới, hà hiếp dân lành, thường bị người nông dân chơi sỏ. Nhân vật hề áo dài trên sân khấu chèo truyền thống, bản thân nhân vật không làm hài nhưng qua phong cách biểu diễn thể hiện, nhân vật tự bộc lộ cái hai rất thâm thúy, gây tiếng cười chua chát, cười ra nước mắt.
Tóm tắt tác phẩm Xã Trưởng Mẹ Đốp mẫu 5
Vở chèo Xã Trưởng – Mẹ Đốp là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, nhấn mạnh vào mối quan hệ phức tạp giữa xã trưởng và mẹ Đốp. Trong vở chèo này, chúng ta được tận mắt chứng kiến cuộc sống đầy biến động của hai nhân vật chính. Một người là xã trưởng, người có trách nhiệm quản lý xã, và một người là mẹ Đốp, vợ của người đi rao mõ. Cả hai đã rơi vào cuộc tranh cãi vì thông tin thị Mầu có thai mà chưa có chồng. Từ sự việc này, mối quan hệ giữa hai người dần trở nên căng thẳng và xấu đi theo thời gian.
Vở chèo này khắc họa một cách sống động và chân thực về cuộc sống trong xã hội nông thôn. Những câu chuyện nhỏ nhặt và những màn tranh luận gay gắt của xã trưởng và mẹ Đốp tái hiện một cách tinh tế những mâu thuẫn xã hội và những vấn đề đời sống phổ biến. Đồng thời, tác phẩm cũng lồng ghép những yếu tố hài hước và lãng mạn, mang đến cho khán giả những tiếng cười sảng khoái và những cảm xúc đong đầy.
Bên cạnh đó, vở chèo Xã Trưởng – Mẹ Đốp cũng thể hiện sự đấu tranh quyền lợi và tình yêu thương trong xã hội. Mẹ Đốp, một người phụ nữ mạnh mẽ và thông minh, chiến đấu để bảo vệ quyền lợi của mình và con cái. Trong khi đó, xã trưởng đại diện cho quyền lực và sự cai trị, nhưng cũng phải đối mặt với những trái tim yếu đuối và những vấn đề cá nhân. Mối quan hệ giữa hai nhân vật này được xây dựng một cách tinh tế, thể hiện sự đan xen giữa tình yêu và sự đấu tranh trong xã hội.
Tóm lại, vở chèo Xã Trưởng – Mẹ Đốp không chỉ là một tác phẩm giải trí độc đáo, mà còn là một tác phẩm gợi mở suy ngẫm về cuộc sống và xã hội. Từ những tình huống hài hước đến những xung đột xã hội, tác phẩm này đem đến cho khán giả những tràng cười sảng khoái cũng như những suy ngẫm sâu sắc về con người và xã hội chúng ta đang sống.
2. Nội dung chính Xã Trưởng – Mẹ Đốp
- Văn bản cho thấy sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính trêu ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh người, tự cao và không có đạo đức.
- Phần nào thể hiện xã hội cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo điều, quy định khắt khe qua hình phạt gõ mõ đối với Thị Màu.
3. Bố cục Xã Trưởng – Mẹ Đốp
- Phần 1: Từ đầu ... xã ngồi: Thái độ xã trưởng
- Phần 2: Còn lai: Thái độ của mẹ Đốp
4. Xuất xứ của Xã Trưởng - Mẹ Đốp
- Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng.
- Văn bản được in trong Kịch bản chèo, quyển 1, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, trang 282 - 288 và 324 - 327.
5. Sơ đồ tư duy Xã Trưởng - Mẹ Đốp
6. Tìm hiểu về thể loại Chèo
Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.
Nhờ vào ngôn từ ví von cùng cách diễn tả trực tiếp, đa dạng mà Chèo được coi là loại hình sân khấu của hội hè đặc sắc. Không chỉ phổ biến từ thời xa xưa, mà ngày nay chèo vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong lòng của khác giả nơi kinh thành Thăng Long nói riêng và đất nước ta nói chung. Hiện nay, trong hệ thống âm thanh sân khấu thì hát chèo cùng với hát chầu văn là những môn nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất.
Đây là loại hình nghệ thuật dân gian cùng với sự ra đời phát triển lâu dài từ thế kỷ 10 cho đến nay. Nên đa đi sâu vào đời sống xã hội của người dân Việt nam, phản ánh đầy đủ các góc nhìn của dân tộc: Lạc quan, yêu nước, nhân ái, giản dị, kiên cường, bất khuất, … Cũng chính vì những nội dung đó mà Chèo có đầy đủ các thể loại văn học như: Anh hùng sử thi, lãng mạn, thơ ca,… hơn hẳn các loại hình truyền thống khác hiện nay.