Tóm tắt Hương Sơn phong cảnh
Tóm tắt tác phẩm Hương Sơn phong cảnh
Tóm tắt Hương Sơn phong cảnh được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để có thêm tài liệu tóm tắt Ngữ văn 10 nhé.
Tóm tắt bài Hương Sơn phong cảnh mẫu 1
Hương Sơn hiện lên với cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp khiến ai cũng phải choáng ngợp, sững sờ khi bao quát vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, đẹp đến nỗi nhà thơ như không tin vào mắt mình. Cảnh Hương Sơn với ba đặc trưng: thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam; bao trùm lên đó là tình cảm tràn ngập say mê con người. Bài thờ được chia làm 3 phần, phần 1 gồm 4 cầu đầu khái quá Hương Sơn, phần 2 gồm 10 câu giữa tả cảnh Hương Sơn, phần 3 là năm câu cuối nói suy niệm của tác giả.
Tóm tắt bài Hương Sơn phong cảnh mẫu 2
Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Chùa Hương, Là danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam. Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo, phảng phất sự biến hóa thần tiên. Câu thơ giàu chất hội họa, cảm hứng thấm mĩ, gây sự ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả. Nỗi lòng của du khách xúc động thành kính. Cảm hứng tôn giáo đầy trang nghiêm đối với đạo Phật. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo. Càng xa càng lưu luyến mê say.
Tóm tắt bài Hương Sơn phong cảnh mẫu 3
Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà văn, nhà thơ thể hiện tài năng và bày tỏ cảm xúc. Đứng trước một khung cảnh đẹp, con người khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp, say đắm, để rồi xuất khẩu thành thơ. Đối với Chu Mạnh Trinh, cảm xúc ấy được đẩy tới đỉnh điểm khi có dịp thăm thú Hương Sơn, một dãy núi với hệ thống núi nước trùng điệp, phức tạp, được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”. Trong ba tác phẩm viết về cảnh non nước hữu tình nơi đây, “Hương Sơn phong cảnh ca” là bài thơ nổi bật và giàu tính miêu tả nhất.
Bài thơ nằm trong bộ tác phẩm viết về Hương Sơn, bao gồm Hương Sơn phong cảnh ca, Hương Sơn Nhật Trình và Hương Sơn hành trình. Điểm độc đáo của Hương Sơn phong cảnh ca là tác giả sử dụng thể thơ nói tự do, không bị bó hẹp trong khuôn khổ lục bát hay Đường luật thông thường. Với tinh thần sảng khoái và sự choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên quá đỗi mộng mơ, tác giả thể hiện sự thích thú, đồng thời là sự tôn trọng thiên nhiên và tình yêu tổ quốc thiết tha, dạt dào.
Tóm tắt bài Hương Sơn phong cảnh mẫu 4
Bài thơ "Hương Sơn phong cảnh" đã vẽ ra khung cảnh tươi đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh của Hương Sơn. Trước hết, đó là vẻ đẹp thoát tục nơi ngưỡng cửa nhà Phật. Tiếp đến, theo bước chân của vị khách tang hải, thiên nhiên hiện lên thật trong trẻo, tươi mát. Vị khách còn khám phá được vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng nơi Hương Sơn. Từ đây, tác giả trực tiếp khẳng định sự tuyệt tác của cảnh sắc nơi này. Đồng thời, bộc lộ tình cảm yêu mến, tự hào với quê hương, đất nước.