Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 14: Tế cấp bát điều
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 14
VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 14: Tế cấp bát điều, tài liệu gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án chắc chắn sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức bài 14. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
- Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 10: Thu Điếu
- Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 11: Khóc Dương Khuê
- Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 12: Hương Sơn phong cảnh ca
- Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 13: Chiếu cầu hiền
- Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 15: Ôn tập văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 14: Tế cấp bát điều
1. Đoạn trích “Tế cấp bát điều” là của tác giả nào?
A. Phan Thanh Giản B. Phan Châu Trinh
C. Nguyễn Trường Tộ D. Nguyễn Tường Lân
2. Dòng nào sau đây nói đúng về năm sinh và năm mất của Nguyễn Trường Tộ?
A. Sinh năm 1746, mất năm 1803.
B. Sinh năm 1808, mất năm 1855.
C. Sinh năm 1828, mất năm 1871.
D. Sinh năm 1835, mất năm 1909.
3. Dòng nào sau đây nói đúng về quê hương của Nguyễn Trường Tộ?
A. Làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.
B. Thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
4. Nguyễn Trường Tộ là một danh sĩ, ông tham gia kỳ thi nào sau đây?
A. Khoa Tân Tỵ (1821) B. Khoa Kỉ Sửu (1829)
C. Khoa Tân Mùi (1871) D. Tất cả đều sai
5. Đoạn trích “Tế cấp bát điều” được trích từ bản điều trần nào sau đây?
A. Bản điều trần thời sự
B. Bản điều trần số 3 (Thiên hạ đại thế luận)
C. Bản điều trần số 8 (Khai hoang từ)
D. Bản điều trần số 27 (Tế cấp bát điều)
6. Nguyễn Trường Tộ được đánh giá là:
A. Nhà canh tân lớn nhất của nước ta nửa đầu thế kỉ XIX.
B. Nhà canh tân lớn nhất của nước ta nửa cuối thế kỉ XIX.
C. Nhà canh tân lớn nhất của nước ta ở cuối thế kỉ XIX.
D. Nhà canh tân lớn nhất của nước ta ở đầu thế kỉ XX.
7. Năm 1858, Nguyễn Trường Tộ du học nước ngoài sau ba năm thì về nước. Thời gian đó ông học ở quốc gia nào?
A. Trung Quốc B. Tây Ban Nha
C. Bồ Đào Nha D. Pháp
8. Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào?
A. Tam cương ngũ thường, hành chánh.
B. Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh.
C. Các cơ quan trực thuộc triều đình.
D. Hành chánh, văn thư và mệnh lệnh.
9. Dòng nào sau đây trong “Tế cấp bát điều” không nói đến hạn chế của lối học truyền thống?
A. Bỏ tâm trí một đời ra trau chuốt chữ nghĩa..
B. Học những việc hiện tại như binh, hình, luật lệ, tài chánh, thương mại, xây dựng, công nông, dệt và những cái mới khác thì dần dần cũng có thể làm cho nước mạnh dân giàu.
C. Học thuộc lòng những tên người tên xứ, rập khuôn việc chính tri, nhai lại những nghĩa lí cặn bã xa xưa của Ngu, Hạ, Thương, Chu, Hán, Đường, Tống, Nguyên...
D. Từ trẻ đến già, từ trường công đến trường tư đua nhau trau chuốt từng câu hay, từng chữ khéo.
10. Đọc đoạn trích trong “Tế cấp bát điều”, anh (chị) nhận thấy thái độ của tác giả như thế nào đối với cái học cũ?
A. Không ý kiến B. Phê phán, mỉa mai
C. Đồng tình D. Hô hào giữ lấy nền học cũ.
11. Vì sao tác giả đề cập đến việc thay đổi giáo dục?
A. Vì tác giả sùng ngoại, vong bản.
B. Vì ông ghét Nho học lạc hậu, không dân chủ.
C. Vì cái học cũ không còn phù hợp.
D. Vì tinh thần dân tộc, vì tình yêu đất nước, ông muốn canh tân cho dân giàu nước mạnh, đủ sống đối phó với hoạ quân xâm của Pháp.
12. Trong “Tế cấp bát điều”, tác giả mượn lời của danh nhân nào để phê phán Nho giáo?
A. Khổng Tử B. Lão Tử C. Mạnh Tử D. Trang Tử
13. Trong “Tế cấp bát điều”, tác giả dùng phương pháp nào để nói luật không chỉ có tác dụng cai trị mà còn là “đạo đức tinh vi”?
A. Khẳng định B. Phủ định của phủ định
C. Phản bác D. Kết hợp phản bác và giải đáp
14. Tác giả quan niệm thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật?
A. Pháp luật và đạo đức hoàn toàn tách rời nhau và không cần có mối quan hệ.
B. Pháp luật và đạo đức gắn liền với nhau, trái luật là tội, giữ đúng luật là đức.
C. Luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có “đạo đức tinh vi”, chí công vô tư là phi đạo đức.
D. Nếu dùng pháp luật thì không tính đến yếu tố đạo đức và ngược lại.
15. Nguyễn Trường Tộ chủ trương vua, quan, dân phải có thái độ thế nào trước pháp luật?
A. Của đề ra pháp luật cho quan lại và dân chúng thi hành, còn bản thân “thiên tử” được miễn thực thi pháp luật.
B. Chỉ dùng pháp luật khi xảy ra hình sự.
C. Tất cả cần tuân thủ nghiêm pháp luật.
D. Chỉ tuân thủ pháp luật trong những trường hợp cần thiết.
16. Xin lập khoa luật có xuất xứ từ đâu?
A. Được trích từ Hải Thượng y tông tâm lĩnh
B. Được trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều
C. Được trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp luận
D. Được trích từ bản điều trần số 28: Tế cấp bát điều
17. Mục đích của Xin lập khoa luật là:
A. Thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật
B. Thuyết phục triều đình cho mở khoa thi về Luật
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
18. Tác phẩm nào dưới đây thể hiện tư tưởng canh tân đất nước?
A. Chiếu cầu hiền
B. Xin lập khoa luật
C. Bài ca ngắn đi trên bãi cát
D. Chạy giặc
19. Giá trị nội dung của tác phẩm Xin lập khoa luật là:
A. Với cái nhìn tiến bộ và đầy trách nhiệm, tác giả đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Tư tưởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị
B. Tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của phủ chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi
C. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 14
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 2 3 4 5 6 7 8 | C B A D D B D B | 9 | B B D A D B C B | 17 18 19 | A B A |
VnDoc đã giới thiệu tới các em Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 14: Tế cấp bát điều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em ôn luyện và đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp và đăng tải như: Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11,...