Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 11: Khóc Dương Khuê

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 11

Để học tốt môn Ngữ văn lớp 11, các bạn học sinh hãy tham khảo tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 11, với 15 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn môn Ngữ văn. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 11: Khóc Dương Khuê

1. Bài thơ “Khóc Dương Khuê” là của tác giả nào sau đây?

A. Chu Mạnh Trinh B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
C. Trần Tế Xương D. Nguyễn Khuyến

2. Dương Khuê có quan hệ gì với Nguyễn Khuyến?

A. Bác của Nguyễn Khuyến. B. Anh của Nguyễn Khuyến
C. Bạn của Nguyễn Khuyến D. Thân phụ của Nguyễn Khuyến

3. Câu nào sau đây nói không chính xác về Dương Khuê?

A. Sinh năm 1839, mất năm 1902 người làng Vân Đình, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông cũ (nay là Hà Tây).
B. Đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1868) - niên hiệu Tự Đức 21.
C. Sau khi thi đỗ làm quan đến chức Tổng đốc Ninh Bình và Nam Định, hàm Thượng thư.
D. Khi Pháp xâm lược, ông về quê quy ẩn.

4. Dòng nào dưới đây đúng với trường hợp bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến?

A. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Nôm và Nguyễn Du dịch sang chữ Hán.
B. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán và được Trần Tế Xương dịch sang chữ Nôm
C. Nguyễn Khuyến viết băng chữ Hán và tự dịch sang Nôm.
D. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán và Đoàn Thị Điểm dịch.

5. Bài thơ “Khóc Dương Khuê” được Nguyễn Khuyến dịch sang Nôm bằng thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn trường thiên
C. Lục bát D. Song thất lục bát.

6. Câu thơ nào đề cập đến sự qua đời của Dương Khuê trong bài “Khóc Dương Khuê”?

A. Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
B. Nhớ từ thuở đăng khoa thuở trước
Vẫn sớm hôm tôi, bác cùng nhau
C. Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo

7. Câu thơ nào sau đây đề cập đến sự đau đớn, mất mát của tác giả khi nghe tin bạn mất?

A. Muốn đi lại tuổi già thêm nhác
Trước ba năm gặp bác một lần.
B. Cầm tay hỏi hết xa gần
Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can.
C. Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác
Tôi lại đau trước bác mấy ngày
D. Làm sao bác vội về ngay.
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời

8. Ngôn ngữ bài thơ “Khóc Dương Khuê” có gì đặc sắc?

A. Ngôn ngữ trang trọng, cổ điển.
B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng,
C. Ngôn ngữ hiện đại, sắc sảo, triết lí cao.
D. Ngôn ngữ khẩu ngữ.

9. Cách xưng hô của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê trong câu:

“Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác
Tôi lại đau trước bác mấy ngày”.
Có nghĩa gì?
A. Cách xưng hô gần gũi, thân mật, thế hiện sự trân trọng của mình với bạn, đồng thời diễn tả sự mất mát lớn lao.
B. Cách xưng hô theo quan hệ anh em họ hàng.
C. Cách xưng hô này dựa theo quan hệ trước sau trong làng văn thời đó.

10. Từ “đăng khoa” ở câu “Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước” trong bài “Khóc Dương Khuê” có nghĩa là gì?

A. Ngọn đèn B. Đêm đêm bên ánh đèn.
C. Thi đỗ D. Ngọn đèn biển

11. “Buổi dương cửu” và “Phận đẩu thăng” trong câu thơ “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn; Phận đẩu thăng chẳng dám tham trời” để chỉ điều gì sau đây?

A. Số phận con người sống trên dương thế.
B. Phận làm quan trong buổi loạn lạc.
C. Ánh sáng mặt trời chiếu sáng khắp thế gian.
D. Làm quan tham thời loạn lạc.

12. Bài thơ “Khóc Dương Khuê” thuộc đề tài nào sau đây?

A. Tình yêu quê hương đất nước. B. Tình yêu thiên nhiên
C. Tình bằng hữu. D. Tình yêu lứa đôi.

13. Câu nào sau đây đề cập đến giai đoạn nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ?

A. Ai chẳng biết chán đời là phải
B. Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn
C. Muốn đi lại tuổi già thêm nhác
D. Cầm tay hỏi hết xa gần

14. Câu thơ nào dưới đây trong bài “Khóc Dương Khuê” tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?

A. Câu thơ nghĩ đắn do không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
B. Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
C. Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở
Tôi tuy thương nhớ lấy làm thương
D. Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.

15. Bài thơ “Khóc Dương Khuê” cho thấy tình cảm gì nơi Nguyễn Khuyến?

A. Tình yêu thiên nhiên say đắm
B. Tình yêu đối với vùng chiêm trũng Bắc Bộ quê nhà thơ
C. Tình cảm thống thiết của nhà thơ đối với người bạn già Dương Khuê.
D. Tình yêu gia đình.

16. Thông tin nào sau đây chưa chính xác về nhà thơ Nguyễn Khuyến?

A. Dương Khuê là bạn thân của Nguyễn Khuyến.
B. Bài thơ được Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, lúc đầu viết bằng chữ Hán sau tác giả tự dịch ra chữ Nôm.
C. Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm tri kỷ của hai nhà thơ.
D. Bài thơ được viết dành tặng người bạn tri kỉ chuyển đến sinh sống ở một nơi xa.

17. Câu thơ "Bác Dương thôi đã thôi rồi/ Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta" sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa
B. Nói giảm nói tránh
C. Cường điệu
D. Ẩn dụ

18. Dựa vào nội dung, có thể bài thơ thành mấy đoạn?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

19. “Tam Nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?

A. Nguyễn Hiền
B.Nguyễn Thượng Hiền
C. Nguyễn Khuyến
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đáp án trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 11

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
D
C
D
C
D
A
D
B
9
10
11
12
13
14
15
A
C
B
C
B
B
C

16

17

18

19

D

B

B

C

VnDoc đã giới thiệu tới các em Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 11: Khóc Dương Khuê. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em ôn luyện và đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp và đăng tải như: Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11,...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm