Trắc nghiệm Vật lý 10: Ôn tập cuối chương 6
Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10 chương 6
Trắc nghiệm Vật lý 10: Ôn tập cuối chương 6 là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo để học tốt hơn môn Vật lý 10, tài liệu kèm theo đáp án và giải bài tập Vật lý 10 một cách chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh học tập một cách dễ dàng hơn. VnDoc.com mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.
Trắc nghiệm Vật lý 10 chương 5: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
Trắc nghiệm Vật lý 10: Ôn tập cuối chương 5
Trắc nghiệm Vật lý 10 chương 6: Nội năng và sự biến thiên nội năng
Trắc nghiệm Vật lý 10 chương 6: Các nguyên lí của nhiệt động lực học
Trắc nghiệm Vật lý 10 chương 7: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
Trắc nghiệm Vật lý 10: Ôn tập cuối chương 6
Câu 1: Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố?
A. Khối lượng của vật.
B. Vận tốc của các phân tử tạo nên vật.
C. Khối lượng của từng phân tử tạo nên vật.
D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 2: Sự truyền nhiệt là?
A. Sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác
B. Sự truyền trực tiếp nọi năng từ vật này sang vật khác
C. Sự chuyển hóa năng lượng từ nội năng sang dạng khác
D. Sự truyền trực tiếp nội năng và chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác
Câu 3: Nhiệt lượng trao đổi trong quá trình truyền nhiệt không phụ thuộc vào?
A. Thời gian truyền nhiệt.
B. Độ biến thiên nhiệt.
C. Khối lượng của chất.
D. Nhiệt dung riêng của chất.
Câu 4: Quá trình nào dưới đây là quá trình nhận công?
A. Quá trình nén khí đẳng nhiệt.
B. Quá trình dãn khí đẳng nhiệt.
C. Quá trình dãn khí đẳng áp.
D. Quá trình đẳng tích.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nội năng?
A. Nội năng là một dạng năng lượng nên nó có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.
Câu 6: Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị âm trong trường hợp?
A. Chất nhận nhiệt và tăng nhiệt độ.
B. Chất nhận nhiệt và giảm nhiệt độ.
C. Chất tỏa nhiệt và giảm nhiệt độ.
D. Chất tỏa nhiệt và giữ nguyên nhiệt độ.
Câu 7: Biểu thức diễn tả đúng quá trình chất khí vừa tỏa nhiệt vừa sinh công là?
A. ΔU = Q + A; Q < 0; A < 0.
B. ΔU = Q; Q < 0.
C. ΔU = Q + A; Q > 0; A > 0.
D. ΔU = Q + A; Q < 0; A > 0.
Câu 8: Một lượng khí lí tưởng thực hiện qua trình thể hiện bởi đoạn thẳng 1 – 2 trển đồ thi p – V (Hình VI.1). Trong quá trình đó, chất khí?
A. Sinh công, tỏa nhiệt.
B. Sinh công, nhận nhiệt.
C. Nhận công, nhận nhiệt.
D. Nhận công, tỏa nhiệt.
Câu 9: 1 mol khí lí tưởng thực hiện chu trình 1 – 2 – 3 – 4 – 1 như hình VI.2. Nhiệt độ T3 có giá trị bằng?
A. 1160 K.
B. 580 K.
C. 290 K.
D. 145 K.
Câu 10: Một mol khí ôxi thực hiện chu trình 1 – 2 – 3 – 1 (Hình VI.3). Trong mỗi giai đoạn 1 – 2; 2 – 3; 3 – 1, chất khí?
A. 1 – 2 nhận nhiệt, sinh công; 2 – 3 tỏa nhiệt, nhận công hoặc không sing công; 3 – 1 nhận công, tỏa nhiệt.
B. 1 – 2 tỏa nhiệt, sinh công; 2 – 3 tỏa nhiệt, nhận công; 3 – 1 nhận công, tỏa nhiệt.
C. 1 – 2 nhận nhiệt, sinh công; 2 – 3 nhận nhiệt, nhận công; 3 – 1 nhận công, tỏa nhiệt.
D. 1 – 2 nhận nhiệt, nhận công; 2 – 3 tỏa nhiệt, nhận công; 3 – 1 nhận nhiệt, thực hiện công.
Hướng dẫn giải và đáp án trắc nghiệm Vật lý 10 chương 6
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | B | A | A | C | B | A | B | A | A |
Câu 9: A
Câu 10: A
Theo nguyên lí I nhiệt động lực học: Q = ΔU + A’
(Q: hệ nhận nhiệt, A’: hệ sinh công, ΔU: độ biến thiên nội nằng)
Giai đoạn 1-2: V tăng (khí dãn nở) ⇒ khí sing công (A’ > 0).
Mặt khác, tích pV tăng ⇒ T tăng ⇒ ΔU > 0.
Do đó Q > 0. Vậy khí nhận nhiệt, sinh công
Gia đoạn 2-3: Quá trình đẳng tích, p giảm. T giảm: khí tỏa nhiệt, không sinh hoặc nhận công.
Giai đoạn 3-1: Quá trình đẳng áp, V giảm, T giảm: chất khí nhận công, tỏa nhiệt.