Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10: Động học chất điểm

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10: Động học chất điểm. Đây là tài liệu hay được chúng tôi sưu tầm nhằm giúp các bạn có thêm kiến thức về chương động học chất điểm thông qua việc giải các bài tập trắc nghiệm. Chúng tôi đã tổng hợp đáp án đúng cho từng câu hỏi. Mời các bạn tham khảo.

Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 - Động học chất điểm

Bài tập Vật lý lớp 10 - Chương 1

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10: Động học chất điểm

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Câu 1. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? Chuyển động cơ là:

A. Sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. Sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. Sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.

Câu 2. Hãy chọn câu đúng.

A. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian.
B. Hệ quy chiếu bao gồm hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ.
C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ.

Câu 3. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục tọa độ Ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng OA = x0. Phương trình chuyển động của vật là:

A. x = x0 + v0t - ½at2

B. x = x0 + vt

C. x = v0t + ½at2

D. x = v0t + ½at2

Câu 4. Chọn đáp án sai.

A. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s = v.t
C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v = v0 + at .
D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 + vt.

Câu 5. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
B. Tăng đều theo thời gian.
C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
D. Chỉ có độ lớn không đổi.

Câu 6. Trong các câu dưới đây câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:

A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. Gia tốc là đại lượng không đổi.
D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.

Câu 7. Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:

A. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu).
B. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dầu).
C. x = x0 + v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu).
D. x = x0 + v0t +at2/2 (a và v0 trái dấu).

Câu 8. Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng.
B. Một vật rơi từ độ cao h xuống mặt đất.
C. Một ôtô chuyển động từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh.
D. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng

Câu 9. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:

A. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu).
B. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu).
C. x = x0 + v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu).
D. x = x0 + v0t + at2/2 (a và v0 trái dấu).

Câu 10. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:

A. v = 2gh
B. Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
C. Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
D. Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10

Câu 11. Chọn đáp án sai.

A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
B. Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc cùng dấu với vận tốc v0.
C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều.

Câu 12. Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:

A. Quỹ đạo là đường tròn.
B. Tốc độ dài không đổi.
C. Tốc độ góc không đổi.
D. Vectơ gia tốc không đổi.

Câu 13. Trong các câu dưới đây câu nào sai? Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:

A. Đặt vào vật chuyển động.
B. Phương tiếp tuyến quỹ đạo.
C. Chiều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo.
D. Độ lớn.

Câu 14. Các công thức liên hệ giữa vận tốc dài với vận tốc góc, và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:

A. v = ω.r; aht = v2.r
B. v = ω/r; aht = v2/r
C. v = ω.r; aht = v2/r
D. v = ω.r; aht = v/r

Câu 15. Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là:

A. ω = 2π/T; ω = 2π.ƒ
B. ω = 2π.T; ω = 2π.ƒ
C. ω = 2π.T; ω = 2π/ƒ
D. ω = 2π/T; ω = 2π/ƒ

Câu 16. Công thức cộng vận tốc:

       A. {{\vec{v}}_{1,3}}={{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{1,2}}+{{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{2,3}}\({{\vec{v}}_{1,3}}={{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{1,2}}+{{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{2,3}}\)

B. {{\vec{v}}_{1,2}}={{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{1,3}}-{{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{3,2}}\({{\vec{v}}_{1,2}}={{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{1,3}}-{{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{3,2}}\)

C. {{\vec{v}}_{2,3}}=-({{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{2,1}}+{{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{3,2}})\({{\vec{v}}_{2,3}}=-({{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{2,1}}+{{\overset{\scriptscriptstyle\rightharpoonup}{v}}_{3,2}})\)

Câu 17. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu v­0. Chọn trục toạ độ ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một kho ảng OA = x0 . Phương trình chuyển động của vật là:

A. x = x_0 + v_0t\(A. x = x_0 + v_0t\)

      B. x = x_0 + v_0t + \dfrac{at^2}{2}\(B. x = x_0 + v_0t + \dfrac{at^2}{2}\)

C. x = vt + \dfrac{at^2}{2}\(C. x = vt + \dfrac{at^2}{2}\)

D. x =\dfrac{ at^2}{2}\(D. x =\dfrac{ at^2}{2}\)

Câu 18. Trường hợp nào sau đây không thể coi vật như là chất điểm?

A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.

B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.

C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một toà nhà xuống mặt đất.

       D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

Câu 19. Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?

A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.

B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.

       C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất.

D. Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất.

Câu 20. Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?

A. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng.

       B. Chiếc máy đang bay từ Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh.

C. Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.

D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.

Câu 21. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h)

Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.

B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.

C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h

       D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.

---------------------------------------------------------------

Hiện tại, các bạn học sinh lớp 10 đang ráo riết chuẩn bị cho kì thi học kì. Để ôn thi học kì 1 lớp 10 tốt hơn, mời các em tải thêm các đề thi học kì 1 lớp 10 khác. Với những đề thi học kì 1 lớp 10 môn Vật lý, Toán, Anh, Văn,... này, các em sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức về các dạng bài, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Vật lý 10

    Xem thêm