Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Vật lý 10 bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình

Giải bài tập Vật lý 10 bài 34

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập Vật lý 10 bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp lời giải các câu hỏi bài tập môn Vật lý lớp 10 bài 34. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo tài liệu: Giải bài tập Vật lý 10 bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình.

Giải bài tập Vật lý 10 bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình

Bài 1 (trang 186 SGK Vật Lý 10): Chất rắn kết tinh là gì? Hãy nêu các tính chất của các loại chất rắn này.

Lời giải:

Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.

Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể, chất đơn tinh thể có tính dị hướng, chất đa tinh thể có tính đẳng hướng.

Bài 2 (trang 186 SGK Vật Lý 10): Phân biệt chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.

Lời giải:

+ Chất rắn đơn tinh thể là chất rắn được cấu tạo từ một tinh thể, tức các hạt của nó sắp xếp trong cùng một mạng tinh thể chung. Chất đơn tinh thể có tính dị hướng.

+ Chất đa tinh thể được cấu tạo từ vô số tinh thể rất nhỏ liên kết hỗ độn với nhau.

Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

Bài 3 (trang 186 SGK Vật Lý 10): Chất rắn vô định hình là gì? Hãy nêu các tính chất của loại chất rắn này.

Lời giải:

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.

Chất vô định hình có tính đẳng hướng.

Bài 4 (trang 187 SGK Vật Lý 10): Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?

A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.

B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.

D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.

Lời giải:

Chọn B.

Bài 5 (trang 187 SGK Vật Lý 10): Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn C.

Bài 6 (trang 187 SGK Vật Lý 10): Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?

A. Có dạng hình học xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể.

C. Có tính dị hướng.

D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Lời giải:

Chọn D.

Bài 7 (trang 187 SGK Vật Lý 10): Kích thước của các tinh thể phụ thuộc điều kiện gì?

Lời giải:

Kích thước của các tinh thể phụ thuộc tốc độ kết tinh khi chuyển từ thể lỏng sang thể rắn: Tốc độ kết tinh càng nhỏ thì kích thước của các tinh thể càng lớn.

Bài 8 (trang 187 SGK Vật Lý 10): Tại sao kim cương và than chì đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon, nhưng chúng lại có các tính chất vật lí khác nhau?

Lời giải:

Than chì và kim cương đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon nhưng do cấu trúc tinh thể khác nhau nên tính chất vật lí của chúng khác nhau. Than thì mềm còn kim cương thì rất cứng…

Bài 9 (trang 187 SGK Vật Lý 10): Hãy lập bảng phân loại và so sánh các đặc tính của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

Lời giải:

Giải bài tập Vật lý 10 bài 34

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập Vật lý 10 bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 10, Hóa học lớp 10...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Lý 10

    Xem thêm