Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 - Động lực học chất điểm

Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 - Động lực học chất điểm

Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 - Động lực học chất điểm toonge hợp 5 chuyên đề vật lý cùng các bài tập và đề kiểm tra dành cho các bạn tham khảo, ôn tập kiến thức về tổng hợp và phân tích lực, ba định luật Newton, các lực cơ học, chuyển động ném ngang, ném xiên, chuyển động của hệ vật.

Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 - Động học chất điểm

Bài tập Vật lý lớp 10 - Chất khí

Bài tập vật lý lớp 10: Các nguyên lý nhiệt động lực học

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10: Động lực học chất điểm

CHỦ ĐỀ 1: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC

I. KIẾN THỨC:

1. Lực

  • Định nghĩa lực:
  • Đặc điểm của vecto lực:
    • Điểm đặt tại vật
    • Phương của lực tác dụng
    • Chiều của lực tác dụng
    • Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của lực tác dụng

2. Cân bằng lực

  • Các lực cân bằng: là các lực cùng tác dụng vào một vật và không gây gia tốc cho vật
  • Hai lực cân bằng: là hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng giá cùng độlớn nhưng ngược chiều

3. Tổng hợp lực:

- Định nghĩa:

- Quy tắc tổng hợp lực: Quy tắc hình bình hành

Nếu vật chịu tác dụng của 2 lực

Nhận xét: |F1 - F2| ≤ F ≤ F1 + F2

Nếu vật chịu tác dụng của nhiều lực thì tiến hành tổng hợp hai lực rồi lấy hợp lực của 2 lực đó tổng hợp tiếp với lực thứ 3…

4. Phân tích lực:

  • Định nghĩa:
  • Quy tắc phân tích lực: Quy tắc hình bình hành

Chú ý: chỉ phân tích lực theo các phương mà lực có tác dụng cụ thể

5. Điều kiện cân bằng của chất điểm

II. Bài tập tự luận:

Bài 1: Tìm hợp lực của các lực trong các trường hợp sau: (Các lực được vẽ theo thứ tự chiều quay của kim đồng hồ)

Đáp số: a. 19,3 N b. 28,7 N c. 10 N d. 24 N

Bài 2: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của 2 lực có độ lớn 20N và 30N, xác định góc hợp bởi phương của 2 lực nếu hợp lực có giá trị: a. 50N b. 10N c. 40N d. 20N

Đáp số; a. 00 b. 1800 c. 75,50 d. 138,50

Bài 3: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của 3 lực: F1 = 20N, F2 = 20N và F3 . Biết góc giữa các lực là bằng nhau và đều bằng 1200. Tìm F3 để hợp lực tác dụng lên chất điểm bằng 0?

Đáp số: F3 = 20 N

CHỦ ĐỀ 2: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON

I. KIẾN THỨC:

1. Định luật 1:

- Nội dung:

Định luật 1 Niuton chỉ đúng trong hệ quy chiếu quán tính, định luật 1 được gọi là định luật quán tính

- Quán tính: Là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo tồn vận tốc cả về hướng và độ lớn

2. Định luật 2:

- Nội dung:

- Nếu có nhiều lực tác dụng lên vật thì:

- Định nghĩa, tính chất của khối lượng

- Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

- Trọng lượng là độ lớn của trọng lực P = mg

3. Định luật 3:

- Nội dung:

- Đặc điểm của lực và phản lực:

+ Cùng đồng thời xuất hiện và mất đi
+ Cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều
+ Tác dụng vào hai vật khác nhau, là 2 lực không cân bằng
+ Có cùng bản chất

* Xác định lực bằng các đại lượng động học và ngược lại

- Nhận ra các lực tác dụng lên vật

- Viết phương trình định luật II Newton

Chiếu (*) lên hướng chuyển động. Thực hiện tính toán

Áp dụng:

Tiến hành lực tương tác để giải bài toán ngược

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Một chiếc xe khối lượng m = 100 kg đang chạy với vận tốc 30,6 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm phanh là 250N. Tìm quãng đường xe còn chạy thêm đến khi dừng hẳn

Bài 2: Dưới tác dụng của lực F nằm ngang, xe lăn chuyển động không vận tốc đầu, đi được quãng đường 2,5 m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật khối lượng 250 g lên xe thì xe chỉ đi được quãng đường 2m trong thời gian t (Bỏ qua ma sát). Tìm khối lượng xe.

Bài 3: Một xe lăn khối lượng 50 kg, dưới tác dụng của 1 lực kéo theo phương nằm ngang chuyển động không vận tốc đầu từ đầu đến cuối phòng mất 10 s. Khi chất lên xe một kiện hàng, xe phải chuyển động mất 20s. Bỏ qua ma sát. Tìm khối lượng kiện hàng.

Bài 4: Lực F Truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m = m1 + m2 một gia tốc là bao nhiêu?

CHỦ ĐỀ 3: CÁC LỰC CƠ HỌC

I. KIẾN THỨC:

BÀI TOÁN 1: LỰC HẤP DẪN

Bài 1: Hai tàu thuỷ có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1km.Lực hấp dẫn giữa chúng là:

A. 0,166 .10-9N B. 0,166 .10-3 N C. 0,166N D. 1,6N

Bài 2: Một người có khối lượng 50kg hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu?

Lấy g = 9,8m/s2

A. 4,905N. B. 49,05N. C. 490,05N.

Bài 3: Hai quả cầu bằng chì mỗi quả có khối lượng 45kg, bán kính 10cm. Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng có thể đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu? (đs: ≈ 3,38.10-6N)

Bài 4: Một con tàu vũ trụ bay về hướng mặt trăng. Hỏi con tàu đó ở cách tâm trái đất bằng bao nhiêu lần bán kính của trái đất thì lực hút của trái đất và của mặt trăng lên con tàu sẽ cân bằng nhau? Cho biết khoảng cách từ tâm trái đất đến tâm mặt trăng bằng 60 lần bán kính trái đất. Khối lượng của mặt trăng nhỏ hơn khối lượng của trái đất 81 lần (đs: 54R)

Bài 5: Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao 3200m và ở độ cao 3200km so với mặt đất. cho biết bán kính của trái đất là 6400km và gia tốc rơi tự do ở mặt đất là 9,8m/s2 (đs: 9,79m/s2, 4,35m/s2)

VẬN DỤNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM PHÍA DƯỚI.

BÀI TOÁN 2: LỰC ĐÀN HỒI

Bài 1: Một lò so khi treo vật m1 = 200g sẽ dãn ra một đoạn ∆ l1 = 4cm.

  1. Tìm độ cứng của lò xo, lấy g = 10m/s2.
  2. Tìm độ dãn của lò xo khi treo thêm vật m2 = 100g.

Đáp số K = 50 N/m, Δl2 = 6.10−3 m

Bài 2: Có hai lò xo: một lò xo giãn 4cm khi treo vật khối lượng m1 = 2kg; lò xo kia dãn 1cm khi treo vật khối lượng m2 = 1kg.
So sánh độ cứng hai lò xo.

Đáp số: k1 = 1/2k2

Bài 3: Hai lò xo một lò xo dãn 6cm khi treo vật có khối lượng 3kg lò xo kia dãn 2cm khi treo vật có khối lượng 1kg. So sánh độ cứng của hai lò xo.

Đáp số: k1/k2 = 1/2
Bài 4: Treo vật có khối lượng 400g vào một lò xo có độ cứng 100N/m, lò xo dài 30cm. Tìm chiều dài ban đầu cho g = 10m/s2

Đáp số: lo = 26cm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
46
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tập

    Xem thêm