Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10: Động lực học chất điểm

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10: Động lực học chất điểm

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10: Động lực học chất điểm. Tài liệu gồm những câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra kiến thức của người học chương: Động lực học chất điểm. Chúng tôi đã cập nhật đáp án đầy đủ cho các câu hỏi, chính vì vậy các bạn có thể đối chiếu kết quả ngày sau khi làm bài xong. Mời các bạn tham khảo.

Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 - Động lực học chất điểm

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10: Động học chất điểm

1. Mức độ nhớ

Câu 1. Định luật I Niutơn xác nhận rằng:

A. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.
B. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất cứ vật nào khác.
C. Khi hợp lực tác dụng lên một vật bằng không thì vật không thể chuyển động được.
D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại.

Câu 2. Chọn đáp án đúng. Công thức định luật II Niutơn:

A. Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
B. Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
C. Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
D. Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10

Câu 3. Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên nó giảm đi thì gia tốc của vật

A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
D. Bằng 0.

Câu 4. Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?

A. Không đẩy gì cả.
B. Đẩy xuống.
C. Đẩy lên.
D. Đẩy sang bên.

Câu 5. Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác duy nhất thì nó sẽ:

A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc.
B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi.
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
D. Bị biến dạng và thay đổi vận tốc cả về hướng lẫn độ lớn.

Câu 6. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:

A. Tác dụng vào cùng một vật.
B. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.
D. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.

Câu 7. Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:

A. Fhd = G.Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
B. Fhd = Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
C. Fhd = G.Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
D. Fhd = Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10

Câu 8. Công thức của định luật Húc là:

A. F = ma.
B. F = G.Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
C. F = Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
D. F = µN.

Câu 9. Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.

A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
B. Luôn là lực kéo.
C. Tỉ lệ với độ biến dạng.
D. Luôn ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.

Câu 10. Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:

A. Lực tác dụng ban đầu.
B. Phản lực.
C. Lực ma sát.
D. Quán tính.

Câu 11. Công thức của lực ma sát trượt là:

A. Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
B. Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
C. Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
D. Fmst = μtN

Câu 12. Biểu thức tính độ lớn của lực hướng tâm là:

A. Fht = Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
B. Fht = mg
C. Fht = mω2r
D. Fht = μmg

Câu 13. Công thức tính thời gian chuyển động của vật ném ngang là:

A. t = Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
B. t = Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
C. t = Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
D. t = Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10

Câu 14. Công thức tính tầm ném xa của vật ném ngang là:

A. L = v0Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
B. L = v0Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
C. L = v0Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10
D. L = v0Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10

Câu 15. Chọn phát biểu đúng. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là

A. Đường thẳng.
B. Đường tròn.
C. Đường gấp khúc.
D. Đường parapol

2. Mức độ hiểu

Câu 16. Một viên bi chuyển động đều trên mặt sàn nằm ngang, phẳng, nhẵn (ma sát không đáng kể). Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Gia tốc của vật bằng không.
B. Hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
C. Gia tốc của vật khác không.
D. Vận tốc trung bình có giá trị bằng vận tốc tức thời tại bất kỳ thời điểm nào.

Câu 17. Gia tốc của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu độ lớn lực tác dụng lên vật tăng lên hai lần và khối lượng của vật giảm đi 2 lần?

A. Gia tốc của vật tăng lên hai lần.
B. Gia tốc của vật giảm đi hai lần.
C. Gia tốc vật tăng lên bốn lần.
D. Gia tốc vật không đổi.

Câu 18. Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là lực nào?

A. Lực mà ngựa tác dụng vào xe.
B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.
D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.

Câu 19. Chọn đáp án đúng. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính, hành khách sẽ:

A. Nghiêng sang phải.
B. Nghiêng sang trái.
C. Ngả người về phía sau.
D. Chúi người về phía trước.

Câu 20. Chọn đáp án đúng. Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách sẽ

A. Dừng lại ngay.
B. Ngả người về phía sau.
C. Chúi người về phía trước.
D. Ngả người sang bên cạnh.

Đánh giá bài viết
6 7.876
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Vật lý 10

    Xem thêm