Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Vật lý 10 bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng

Giải bài tập Vật lý 10 bài 32

Giải bài tập Vật lý 10 bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tốt hơn môn Vật lý, tài liệu kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh học tập một cách hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Giải bài tập Vật lý 10 bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng

Bài 1 trang 173 SGK Vật Lý 10

Phát biểu định nghĩa nội năng

Lời giải:

Trong nhiệt động lực học, người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật.

Bài 2 trang 173 SGK Vật Lý 10

Nội năng của một lượng khí lí tưởng có phụ thuộc vào thể tích khí không? Tại sao?

Lời giải:

Không, vì nội năng của khí lí tưởng không bao gồm thế năng tương tác phân tử, nên không phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử - tức không phụ thuộc vào thể tích khí.

Bài 3 trang 173 SGK Vật Lý 10

Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra khi nhiệt độ của vật thay đổi. Nêu tên các đơn vị của các đại lượng trong công thức.

Lời giải:

Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng

ΔU = Q với Q = MCΔt

C: nhiệt dung riêng (J/kg.k); Δt là độ tăng hoặc giảm của nhiệt độ ((o)C hoặc K)

Bài 4 trang 173 SGK Vật Lý 10

Nội năng của một vật là?

A. Tổng động năng và thế năng của vật

B. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

C. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.

D. Nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

Lời giải:

Chọn B.

Bài 5 trang 173 SGK Vật Lý 10

Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?

A. Nội năng là một dạng năng lượng

B. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác

C. Nội năng là nhiệt lượng

D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi

Lời giải:

Chọn C. Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.

Bài 6 trang 173 SGK Vật Lý 10

Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?

A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt

B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng

C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng

D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.

Lời giải:

Chọn B.

Bài 7 trang 173 SGK Vật Lý 10

Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 20o C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 75o C. Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt.

Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 0,92.103J/(kg.K); của nước là 4,18.103J(kg.K); của sắt là 0,46. 103 J(kg.K).

Lời giải:

Nhiệt lượng mà nước thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt:

Q1= m1c1Δt1

Nhiệt lượng mà bình nhôm thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt:

Q2= m2c2Δt2

Nhiệt lượng miếng sắt tỏa ra cho đến khi cân bằng nhiệt:

Q3= m3c3Δt3

Tổng nhiệt lượng thu vào bằng nhiệt lượng tỏa ra: Q1 + Q2 = Q3

(m1c1 + m2c2)Δt1 = m3c3Δt3

Thay số ta được:

(0,118.4,18.103 + 0,5.0,92.103)(t - 20) = 0,2.0,46. 103(75 - t)

953,24(t – 20) = 92(75 – t)

1045,24t = 25964,8

=> t = 24,8oC.

Vậy nhiệt độ cân bằng trong bình là t ≈ 24,8oC

Bài 8 trang 173 SGK Vật Lý 10

Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128 g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 8,4o C. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 192 g đã nung nóng tới 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại, biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 21,5o C.

Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103 J/(kg.K).

Lời giải:

Nhiệt lượng mà nước thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt:

Q1= m1c1Δt1

Nhiệt lượng mà bình nhôm thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt:

Q2= m2c2Δt2

Nhiệt lượng miếng sắt tỏa ra cho đến khi cân bằng nhiệt:

Q3= m3c3Δt3

Ta có: Q1 + Q2 = Q3

(m1c1 + m2c2) (t - 8,4) = m3c3 (100 - t)

(0,210.4,18.103 + 0,128.0,128.103)(21,5 - 8,4)= 0,192. c3 (100 – 21,5)

c3 = 0,78.103 J/kg.K

Vậy nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại là 0,78.103 J/kg.K

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập Vật lý 10 bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 10, Hóa học lớp 10...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Lý 10

    Xem thêm