Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Vật lý 8 bài 23

Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Vật lý lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý: Đối lưu - Bức xạ nhiệt

Câu 1: Đối lưu là

  1. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
  2. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn.
  3. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng.
  4. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.

Câu 2: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

  1. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
  2. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
  3. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
  4. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.

Câu 3: Bức xạ nhiệt là

  1. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
  2. Sự truyền nhiệt qua không khí.
  3. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
  4. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 4: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

  1. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
  2. Bằng sự đối lưu.
  3. Bằng bức xạ nhiệt.
  4. Bằng một hình thức khác.

Câu 5: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  1. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  2. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
  3. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  4. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 6: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

  1. Sự đối lưu.
  2. Sự dẫn nhiệt của không khí.
  3. Sự bức xạ.
  4. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 7: Chọn câu trả lời sai?

  1. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
  2. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
  3. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
  4. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.

Câu 8: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

  1. Đốt ở giữa ống.
  2. Đốt ở miệng ống.
  3. Đốt ở đáy ống.
  4. Đốt ở vị trí nào cũng được

Câu 9: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

  1. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
  2. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
  3. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
  4. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 10: Chọn nhận xét sai?

  1. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
  2. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
  3. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
  4. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về khái niệm, vai trò và tính chất của đối lưu và bức xạ của nhiệt...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Vật lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Giải Vở BT Vật Lý 8, Lý thuyết Vật lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Vật lý 8

    Xem thêm