Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Địa Lý Lớp 10

Trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

7
7 Câu trả lời
  • Mỡ
    Mỡ

    Các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:

    * Sự luân phiên ngày đêm

    - Nguyên nhân: Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục.

    - Hệ quả: Mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.

    -> Sinh ra hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

    * Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

    Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương (giờ Mặt Trời).
    - Giờ địa phương (giờ Mặt trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.

    - Giờ quốc tế: giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.

    + Bề mặt trái đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.

    + Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của trái đất.

    + Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

    - Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180o:

    + Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.

    + Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

    * Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

    - Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.

    - Hệ quả:

    + Bán cấu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.

    + Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.

    + Lực Criôlít tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, đường đạn...

    Trả lời hay
    22 Trả lời 07/08/21
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      - Sự luân phiên ngày đêm: do khối cầu và vận động tự quay của Trái Đất, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt ở trước Mặt Trời rồi lại khuất sau Mặt Trời, gây nên hiện tượng luân phiên ngày - đêm.

      - Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

      + Giờ địa phương (giờ mặt trời): Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời).

      + Giờ múi: Trái Đất được chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15o kinh tuvến. Giờ múi được lấy theo kinh tuyến đi qua giữa múi đó. Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (hay giờ GMT). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

      + Đường chuyển ngày quốc tế: theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, do vậy một kinh l tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày. Kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương được chọn làm đường chuyển ngày quốc tế.

      - Sự lệch hướng chuyển đông của các vật thể: khi Trái Đất tự quay quanh liên tục„ mọi địa điểm thuộc ở các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trai Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải theo hướng chuyển động, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái.

      Trả lời hay
      16 Trả lời 07/08/21
      • Bé Bi
        Bé Bi

        cs thể tóm tắt lại đc ko


        28 Trả lời 15/11/21
    • Su kem
      Su kem

      Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:

      - Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm

      - Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

      Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

      Giờ múi: Trái đất có 24 đường kinh tuyến, chia nó làm 24 phần bằng nhau. Mỗi phần là 1 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi.

      Đường chuyển ngày quốc tế: lấy kinh tuyến 180o làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang

      Đông phải lùi lại một ngày.Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

      – Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, do lực Criôlít nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

      Trả lời hay
      7 Trả lời 07/08/21
      • Thi Ha Nguyen
        Thi Ha Nguyen

        M.n có thể giúp mik bài này đc ko ạ

        Lập bảng thống kê thành tựu văn hóa của trung quốc vẫn còn được bảo tồn sử dụng đến ngày nay?

        Trả lời hay
        4 Trả lời 23/12/21
        • Điện hạ
          Điện hạ

          a) Hiện tượng ngày và đêm.

          b) Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.

          Trả lời hay
          4 Trả lời 29/09/22
          • Bảo ngoc Nguyễn thi
            Bảo ngoc Nguyễn thi

            Cho hỏi 1 câu:"Trái Đất tự quay quanh trục có mây hệ quả? Kể tên? 

            0 Trả lời 21:08 20/12
        • ꧁༺• Yʉɱɱү _ Haru •༻꧂
          ꧁༺• Yʉɱɱү _ Haru •༻꧂

          Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:

          Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm

          Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

          • Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
          • Giờ múi: Trái đất có 24 đường kinh tuyến, chia nó làm 24 phần bằng nhau. Mỗi phần là 1 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi. 
          • Đường chuyển ngày quốc tế: lấy kinh tuyến 180làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

          – Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, do lực Criôlít nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.


          Trả lời hay
          2 Trả lời 03/12/21
          • Khang Anh
            Khang Anh

            – Sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm.

            – Giờ trên Trái Đất và đường đổi ngày quốc tế:

            + Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

            + Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15 kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

            + Do quy ước tính giờ, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy, người ta quy định lấy kinh tuyến 180° ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm một ngày lịch.

            – Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:

            + Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ nên mọi vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu.

            + Lực làm lệch hướng là lực Coriolis.

            + Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.

            0 Trả lời 07/08/21

            Địa Lý

            Xem thêm