Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Chít Lịch Sử lớp 7

Trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu

Câu hỏi trang 9 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin trong bài, quan sát hình 1.3, em hãy trình bày:

Sử 7 bài 1

- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến

3
3 Câu trả lời
  • Bé Heo
    Bé Heo

    Đặc điểm của lãnh địa phong kiến

    - Các lãnh địa phong kiến được hình thành vào khoảng thế kỉ IX, đây là vùng đất đai rộng lớn của các lãnh chúa.

    - Đặc điểm về cơ cấu: đất đai trong lãnh địa được chia thành 2 phần: đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.


    + Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh.

    + Đất khẩu phần là vùng đất đai ngoài lâu đài, chủ yếu là đất canh tác, được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.

    - Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính - kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa:

    + Lãnh chúa có toàn quyền quyết định trên vùng đất đai của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng, tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa.

    + Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Ngoại trừ muối và sắt được mua từ ngoài, mọi thứ cần dùng như lương thực, thực phẩm, công cụ lao động hay quần áo, giày dép đều do nông nô tự sản xuất trong lãnh địa. => Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp.

    Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột thông qua: tô, thuế

    - Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế cho họ tự đặt ra như thuế thân, thuế cưới xin, thuế xay bột, săn bắn,...

    - Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ.

    Trả lời hay
    8 Trả lời 31/08/22
    • Bạch Dương
      Bạch Dương

      Cảm ơn nhé

      Trả lời hay
      4 Trả lời 31/08/22
      • Bon
        Bon

        - Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:

        + Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính- kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa.

        + Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ.

        + Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh. Vùng đất đai ngoài lâu đài chủ yếu để nông nô canh tác.

        + Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp, trừ sắt và muối được mua ở bên ngoài.

        - Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột thông qua: tô, thuế

        + Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế cho họ tự đặt ra như thuế thân, thuế cưới xin, thuế xay bột, săn bắn,...

        + Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ.

        Trả lời hay
        3 Trả lời 31/08/22

        Lịch Sử

        Xem thêm