Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ (thể hiện ở 2 hiện tượng: rỉ nhựa và ứ giọt):
* Hiện tượng rỉ nhựa:
Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. Đó chính là những giọt nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ ở rễ lên mạch gỗ ở thân và đẩy mức thủy ngân cao hơn mức bình thường.
* Hiện tượng ứ giọt:
Úp cây trong chuông thủy tinh kín, sau một đêm, ta sẽ thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Như vậy, không khí trong chuông thủy tinh đã bão hòa hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành các giọt ở mép lá.
Áp suất rễ là thuật ngữ chỉ lực đẩy của nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân, thể hiện rõ nhất ở những cây bụi thấp và cây thân thảo. Áp suất rễ được thể hiện ở hai hiện tượng là : rỉ nhựa và ứ giọt
∗ Hiện tượng rỉ nhựa:
Cắt cây thân thảo hoặc cây thân bụi đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. Đó chính là những giọt nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ ở rễ lên mạch gỗ ở thân và đẩy mức thủy ngân cao hơn mức bình thường.
∗ Hiện tượng ứ giọt:
Úp cây thân bụi hoặc thân thảo trong chuông thủy kín việc thoát hơi nước của lá sẽ làm cho không khí trong chuông thủy tinh bão hòa hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành các giọt ở mép lá (ở mép lá là do vị trí của thủy khổng khi mà khí khổng không thể thoát hơi nước được).