Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Sumi Địa Lý Lớp 12

Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc ít hơn miền Nam

Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như miền Nam?

4
4 Câu trả lời
  • Nấm lùn
    Nấm lùn

    Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như miền Nam vì:

    - Cuối mùa đông ở miền Bắc có mưa phùn, độ ẩm được tăng cường, lượng nước không quá thiếu hụt.

    - Miền Nam nền nhiệt cao, lượng bốc hơi lớn và có mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng (có thể 5 tháng) nên sự phân hóa mùa mưa khô rất sâu sắc.

    0 Trả lời 11/12/21
    • Chồn
      Chồn

      Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam bởi vì:

      Mùa khô ở miền Bắc trùng với các tháng mùa đông, nhiệt độ hạ thấp nên khả năng bốc hơi nước không cao. Cuối mùa đông gió Đông Bắc đi qua biển nên gây mưa phùn làm giảm mức độ khô hạn. Miền Nam mùa khô nhiệt độ cao nên khả năng bốc hơi nước lớn, gió mậu dịch khô lại bị chắn bởi các cao nguyên Nam Trung Bộ càng trở nên khô hơn khi ảnh hưởng tới Tây Nguyên và Nam Bộ

      0 Trả lời 11/12/21
      • Bờm
        Bờm

        Trong bài Giải bài tập SGK Địa lý 12 bài 15 có đáp án đó bạn

        0 Trả lời 11/12/21
        • Gà Bông
          Gà Bông

          Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam bởi vì:

          - Mùa khô ở miền Nam bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 ( miền Bắc cũng có mùa khô nhưng xảy ra không cùng thời điểm với miền Nam).

          - Miền Bắc : mùa khô không sâu sắc ( không quá khô ). Mùa khô kéo dài 3-4 tháng, vào đầu mùa đông ở miền Bắc có hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới và cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc di chuyển qua miển mang lại cho vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng ven biển Bắc Trung Bộ thời tiết lạnh ẩm gây mưa phùn

          - Miền Nam : Mùa khô kéo dài 4-5 tháng ( một số nơi 6-7 tháng ). Mùa khô rất khô và nóng, độ ẩm không khí thấp, khả năng bốc hơi nhanh do gió Tín Phong vượt qua dãy Trường Sơn Nam gây khô nóng ( hiệu ứng phơn ).

          0 Trả lời 11/12/21

          Địa Lý

          Xem thêm