Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

50 tuổi có đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi không

Điều kiện được nghỉ hưu trước tuổi

50 tuổi có đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi không? Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi như nào? Quy định mới về nghỉ hưu trước tuổi,... VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết tổng hợp dưới đây để có được câu trả lời chính xác cho bản thân.

50 tuổi có đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi không? Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi như thế nào? Mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi như thế nào? Trong bài viết này VnDoc sẽ giải thích rõ cho bạn đọc về thời điểm, điều kiện và mức hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi thông qua ví dụ thực tế từ bạn đọc gửi về, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đọc Vương thế Vũ hỏi: Năm nay, tôi 39 tuổi, tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được 15 năm. Đến năm 2031, tôi ngừng tham gia BHXH, khi đó tôi mới 50 tuổi. Vậy đến năm 2031, tôi được nghỉ hưu trước tuổi không? Nếu có thì chế độ ra sao?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 84/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14:

b) Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

1. Người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2. Người lao động quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Như vậy, theo quy định pháp luật, từ năm 2028 trở đi, tuổi về hưu của lao động nam là 62 tuổi. Trường hợp bạn muốn nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động thì có thể nghỉ trước 5-10 tuổi so với tuổi lao động bình thường. Như vậy, năm 2031 bạn chưa đủ điều kiện về độ tuổi để về hưu và hưởng lương hưu.

Đánh giá bài viết
1 43.012
Sắp xếp theo