Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Địa Lý Lớp 9

Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long

. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi dôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?

4
4 Câu trả lời
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    * Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:

    - Dân cư:

    + Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khá đông (16,7 triệu người năm 2002).

    + Mật độ dân số cao.

    + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số khá cao.

    + Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người Chăm, người Hoa.

    - Xã hội:

    + Trình độ đô thị hóa còn thấp, tỉ lệ dân thành thị chưa cao.

    + Tỉ lệ hộ nghèo thấp, thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình cao.

    + Trình độ dân trí thấp.

    * Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:

    - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

    - Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm

    ⟹ Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ:

    - Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    - Tạo ra việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

    Trả lời hay
    4 Trả lời 12/08/21
    • Xuka
      Xuka

      - Đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:

      Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân (đứng thứ hai Đồng bằng sông Hồng). Ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước; GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn và tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình của cả nước.

      - Cần phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long là vì:

      Nếu phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài. Từ đó phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời , nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 12/08/21
      • Khanh Dang Ng Duy
        Khanh Dang Ng Duy

        Vùng đồng băng sông Cửu Long có những ưu thế gì về mặt tự nhiên và dân cư xã hội đối với phát triển kinh tế 

        0 Trả lời 16/12/22
        • Xucxich14
          Xucxich14

          - Đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:

          + Là vùng đông dân, chỉ đứng sau đồng bằng sông Hồng. Có nhiều dân tộc sinh sống như người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.

          + Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước; GDP/người, mật độ dân số, tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước; tỉ lệ hộ nghèo , tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước.

          - Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long, vì tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị của đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang ở mức thaaos so với mức trung bình cả nước. Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng động lực kinh tế.

          0 Trả lời 12/08/21

          Địa Lý

          Xem thêm