Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Địa Lý Lớp 9

Quan sát bảng 3.2 nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta?

Bảng 3.2. Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (người/ km2)

3
3 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    – Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

    + Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc. Chênh lệch giữa vùng cao nhất với thấp nhất đến 17,8 lần.

    + Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó thấp hơn cả là Tây Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên.

    – Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 02/08/21
    • Thùy Chi
      Thùy Chi

      - Dân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước.

      + Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, là những vùng có mật độ dân số cao hơn mức trung bình của cả nước. Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng năm 2003: 1192 người/km2, Đông Nam Bộ – 476 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long – 425 người/km2.

      + Thưa thớt ở các vùng miền núi và cao nguyên: Tây Bắc 67 người/km2, Tây Nguyên 84 người/km2, Đông Bắc 141 người/km2.

      - Ngay trong một vùng thì mật độ dân số cũng không giống nhau giữa các khu vực và các địa phương. ở Trung du miền núi Bắc Bộ tiểu vùng Đông Bắc có mật độ dân số 141 người/ km2 cao hơn tiểu vùng Tây Bắc 67 người/km2.

      - Mật độ dân số trung bình ở các địa phương giai đoạn 1989 – 2003 đều tăng lên, nhưng mức độ tăng có sự khác nhau giữa các khu vực:

      + Tây Nguyên là khu vực có mật độ dân số trung bình tăng nhiều nhất từ 45 lên 84 người/km2 , tăng 1,87 lần (do các chương trình di dân của Đảng và Nhà nước lên Tây Nguyên để xây dựng và phát triển các vùng kinh tế mới).

      + Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có mật độ dân số tăng ít nhất: 103 lên 115 người/km2, tăng 1,1 lần.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 02/08/21
      • Bắp
        Bắp

        Nhận xét:

        * Về sự phân bố dân cư: dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ:

        - Giữa đồng bằng và trung du miền núi:

        + Dân cư tập trung đông đúc nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (mật độ cao nhất 1192 người/km2), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (359 người/km2) và Đông Nam Bộ (333 người/km2).

        + Tiếp đến là các vùng đồng bằng ven biển: Bắc Trung Bộ (167người/km2), Duyên Hải Nam Trung Bộ (148 người/km2).

        + Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (103người/km2). Thấp nhất là Tây Nguyên với 45 người/km2.

        - Giữa các vùng đồng bằng: đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất (784 người/km2), cao gấp 1,5 lần Đồng bằng sông Cửu Long (359 người/km2).

        - Giữa các vùng miền núi: mật độ dân số vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (103người/km2) cao gấp hơn 2 lần Tây Nguyên (45 người/km2); Đông Bắc có mật độ dân số gấp 2 lần Tây Bắc.

        * Về sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng:

        - Giai đoạn 1989 – 2003, mật độ dân số của các vùng đều tăng lên khá nhanh, đặc biệt ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đông Bắc.

        + Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh từ 784 người/km2 lên 1192 người/km2.

        + Đông Nam Bộ tăng lên nhanh, vươn lên vị trí thứ 2 cả nước với mật độ đạt 476 người/km2.

        0 Trả lời 02/08/21

        Địa Lý

        Xem thêm