Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Kẹo Ngọt Toán học lớp 9

Bài 1.4 trang 10 Toán 9 Kết nối tri thức tập 1

Bài 1.4 trang 10 SGK Toán 9 tập 1 KNTT

Cho hệ phương trình

\left\{ \begin{array}{l}2x =  - 6\\5x + 4y = 1\end{array} \right.

a) Hệ phương trình trên có là một hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn không? Vì sao?

b) Cặp số (–3; 4) có là một nghiệm của hệ phương trình đã cho hay không? Vì sao?

3
3 Câu trả lời
  • Bảo Ngân
    Bảo Ngân

    a) Hệ phương trình đã cho là hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn vì cả hai phương trình của hệ đã cho đều là phương trình bậc nhất hai ẩn.

    b) Thay x = –3; y = 4 vào hệ phương trình đã cho, ta có:

    • 2x = 2 . (−3) = −6 nên (–3; 4) là nghiệm của phương trình thứ nhất;

    • 5x + 4y = 5 . (−3) + 4 . 4 = −15 + 16 = 1 nên (–3; 4) là nghiệm của phương trình thứ hai.

    Do đó (–3; 4) là nghiệm chung của hai phương trình, nghĩa là (–3; 4) là một nghiệm của hệ phương trình đã cho.

    0 Trả lời 17:03 28/05
    • Bé Bông
      Bé Bông

      a) Hệ phương trình đã cho là hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn vì có hai phương trình đều là phương trình bậc nhất hai ẩn.

      b) Ta thấy khi x = - 3 và y = 4 thì:

      2x = 2 . (- 3) = - 6 nên (- 3; 4) là nghiệm của phương trình thứ nhất.

      5x + 4y = 5 . (- 3) + 4 . 4 = 1 nên (- 3; 4) là nghiệm của phương trình thứ hai.

      Vậy (- 3; 4) là nghiệm chung của hai phương trình, nghĩa là (- 3; 4) là một nghiệm của hệ phương trình đã cho.

      0 Trả lời 17:05 28/05
      • Bi

        Toán học

        Xem thêm