Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Kẹo Ngọt Toán học lớp 9

Bài 1.5 trang 10 Toán 9 Kết nối tri thức tập 1

Bài 1.5 trang 10 SGK Toán 9 tập 1 KNTT

Cho các cặp số (–2; 1), (0; 2), (1; 0), (1,5; 3), (4; –3) và hai phương trình

5x + 4y = 8, (1)

3x + 5y = –3. (2)

Trong các cặp số đã cho:

a) Những cặp số nào là nghiệm của phương trình (1)?

b) Cặp số nào là nghiệm của hệ hai phương trình gồm phương trình (1) và phương trình (2)?

c) Vẽ hai đường thẳng 5x + 4y = 8 và 3x + 5y = –3 trên cùng một mặt phẳng tọa độ để minh họa kết luận ở câu b.

3
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
3 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    a)

    • Thay x = –2; y = 1 vào phương trình (1), ta có:

    5x + 4y = 5 . (–2) + 4 . 1 = −10 + 4 = −6 ≠ 8 nên (–2; 1) không phải là nghiệm của phương trình (1).

    • Thay x = 0; y = 2 vào phương trình (1), ta có:

    5x + 4y = 5 . 0 + 4 . 2 = 0 + 8 = 8 nên (0; 2) là nghiệm của phương trình (1).

    • Thay x = 1; y = 0 vào phương trình (1), ta có:

    5x + 4y = 5 . 1 + 4 . 0 = 5 + 0 = 5 ≠ 8 nên (1; 0) không phải là nghiệm của phương trình (1).

    • Thay x = 1,5; y = 3 vào phương trình (1), ta có:

    5x + 4y = 5 . 1,5 + 4 . 3 = 7,5 + 12 = 19,5 ≠ 8 nên (1,5; 3) không phải là nghiệm của phương trình (1).

    • Thay x = 4; y = –3 vào phương trình (1), ta có:

    5x + 4y = 5 . 4 + 4 . (–3) = 20 – 12 = 8 nên (4; –3) là nghiệm của phương trình (1).

    Vậy cặp số là nghiệm của phương trình (1) là (0; 2) và (4; –3).

    b) Để cặp số là nghiệm của hệ hai phương trình gồm phương trình (1) và phương trình (2) thì cặp số đó phải là nghiệm của phương trình (1). Khi đó, ta có:

    • Thay x = 0; y = 2 vào phương trình (2), ta có:

    3x + 5y = 3 . 0 + 5 . 2 = 0 + 10 = 10 ≠ –3 nên (0; 2) không phải là nghiệm của phương trình (2).

    • Thay x = 4; y = –3 vào phương trình (2), ta có:

    3x + 5y = 3 . 4 + 5 . (–3) = 12 – 15 = –3 nên (4; –3) là nghiệm của phương trình (2).

    Ta thấy nghiệm chung của phương trình (1) và phương trình (2) là cặp số (4; –3).

    Do đó, cặp số (4; –3) là nghiệm của hệ gồm phương trình (1) và phương trình (2).

    c) Đường thẳng 5x + 4y = 8 đi qua điểm A(0; 2) và B(4; –3).

    Đường thẳng 3x + 5y = –3 đi qua điểm B(4; –3) và C(–1; 0).

    Hai đường thẳng 5x + 4y = 8 và 3x + 5y = –3 cắt nhau tại B(4; –3), tức là (4; –3) là nghiệm của hệ (1) và (2).

    Bài 1.5 trang 10 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 9

    Xem thêm...
    0 Trả lời 17:09 28/05
    • Bọ Cạp
      Bọ Cạp

      a) Với phương trình (1): 5x + 4y = 8

      • Thay x = - 2; y = 1, ta có:

      5x + 4y = 5 . (- 2) + 4 . 1 = - 6 ≠ 8 nên (- 2; 1) không là nghiệm của phương trình (1).

      • Thay x = 0; y = 2, ta có:

      5x + 4y = 5 . 0 + 4 . 2 = 8 nên (0; 2) là nghiệm của phương trình (1).

      • Thay x = 1; y = 0, ta có:

      5x + 4y = 5 . 1 + 4 . 0 = 5 ≠ 8 nên (1; 0) không là nghiệm của phương trình (1).

      • Thay x = 1,5; y = 3, ta có:

      5x + 4y = 5 . 1,5 + 4 . 3 = 19,5 ≠ 8 nên (1,5; 3) không là nghiệm của phương trình (1).

      • Thay x = 4; y = - 3, ta có:

      5x + 4y = 5 . 4 + 4 . (- 3) = 8 nên (4; - 3) là nghiệm của phương trình (1).

      Vậy cặp số là nghiệm của phương trình (1) là (0; 2) và (4; - 3).

      b) Để các cặp số là nghiệm của hệ hai phương trình gồm phương trình (1) và phương trình (2) thì các cặp số đó phải là nghiệm chung của hai phương trình.

      • Thay x = 0; y = 2 vào phương trình (2), ta có:

      3x + 5y = 3 . 0 + 5 . 2 = 10 ≠ - 3 nên (0; 2) không là nghiệm của phương trình (2).

      • Thay x = 4; y = - 3 vào phương trình (2), ta có:

      3x + 5y = 3 . 4 + 5 . (- 3) = - 3 nên (4; - 3) là nghiệm của phương trình (2).

      Vậy cặp số (4; - 3) là nghiệm chung của hai phương trình, nghĩa là (4; - 3) là nghiệm của hệ gồm phương trình (1) và phương trình (2).

      c) Đường thẳng 5x + 4y = 8 đi qua hai điểm tùy ý là A(0; 2) và B(4; - 3).

      Đường thẳng 3x + 5y = - 3 đi qua hai điểm tùy ý là B(4; - 3) và C(- 1; 0).

      Ta có hình vẽ sau:

      Vậy B(4; - 3) là giao điểm của hai đường thẳng 5x + 4y = 8 và 3x + 5y = –3.

      Xem thêm...
      0 Trả lời 17:10 28/05
      • Bé Heo

        Toán học

        Xem thêm
        Chia sẻ
        Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
        Mã QR Code
        Đóng