Bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tuần 2 cơ bản
Phiếu bài tập cuối tuần tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Tuần 2
Nằm trong bộ bài tập cuối tuần môn tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức, Phiếu bài tập tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 có đáp án bao gồm nhiều dạng bài tập tiếng Việt khác nhau được biên tập bám sát chương trình SGK tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức giúp các em ôn tập kiến thức hiệu quả.
1. Bài tập cuối tuần tiếng Việt 3 Kết nối tri thức
I. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM
NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP?
Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng:
- Một ngày tuyệt đẹp!
- Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.
- Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên. – Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.
- Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp ! – Giun Đất cãi lại.
Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi. Vừa hay lúc đó Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ. Châu Chấu hỏi Kiến :
- Bác Kiến ơi, hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?
Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói :
- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé.
Thế rồi mặt trời cũng lặn, chúng đi đến tổ kiến.
- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính?
- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
(Ô-xê-ê-va - Thúy Toàn dịch)
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu):
1. Trong câu chuyện trên có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
A. 2 nhân vật, đó là: ……………………………………………………………………
B. 3 nhân vật, đó là: ………………………………………………………………………
C. 4 nhân vật, đó là: …………………………………………………………………………
2. Châu Chấu và Giun Đất tranh luận với nhau về điều gì?
A. Thời tiết như thế nào sẽ làm được việc tốt.
B. Cảnh như thế nào là đẹp.
C. Ngày như thế nào là đẹp.
3. Ai cho rằng ngày có mưa bụi và có những vũng nước đục là một ngày đẹp?
A. Giun Đất
B. Châu Chấu
C. Bác Kiến
4. Câu trả lời của bác Kiến giúp Giun Đất và Châu Chấu hiểu ra điều gì?
A. Một ngày đẹp là ngày không mưa, nắng đẹp rực rỡ.
B. Ngày được nghỉ không phải đi làm là một ngày tuyệt đẹp.
C. Ngày làm được nhiều việc tốt là một ngày tuyệt đẹp.
5. Với em, ngày như thế nào là đẹp? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
III. LUYỆN TẬP
6. Điền g/gh vào chỗ chấm:
- Dù đoạn đường ......ồ ......ề và nhiều bãi lầy, nhưng đàn kiến vẫn ......ắng sức vượt qua.
- Cả đàn ......é vai, cùng .......ánh mẩu bánh mì to về tổ.
7. Gạch chân dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong các từ sau:
huy hoàng, búng chân, khó chịu, tanh tách, thoải mái, quyết định, tuyệt đẹp
8. Tìm thêm trong bài đọc “Ngày như thế nào là đẹp?” 5 từ ngữ chỉ đặc điểm:
.................................................................................................................................................
9. Nối từ ngữ ở cột A với cột B để tạo câu nêu đặc điểm:
A | B | |
Mặt hồ | hiền hòa, xanh mát. | |
Bầu trời | xanh trong và cao vút. | |
Dòng sông | rộng mênh mông và lặng sóng. |
10. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi nhân vật trong bài “Ngày như thế nào là đẹp?”
Mẫu: Thân hình Châu Chấu khỏe mạnh, rắn chắc.
.........................................................................................................................................
2. Đáp án Bài tập cuối tuần tiếng Việt 3 Kết nối tri thức
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu):
1. Trong câu chuyện trên có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
B. 3 nhân vật, đó là: Châu chấu, Giun đất, Kiến
2. Châu Chấu và Giun Đất tranh luận với nhau về điều gì?
C. Ngày như thế nào là đẹp.
3. Ai cho rằng ngày có mưa bụi và có những vũng nước đục là một ngày đẹp?
A. Giun đất
4. Câu trả lời của bác Kiến giúp Giun Đất và Châu Chấu hiểu ra điều gì?
C. Ngày làm được nhiều việc tốt là một ngày tuyệt đẹp.
5. Với em, ngày như thế nào là đẹp? Vì sao?
Gợi ý
Theo em, ngày đẹp là ngày mà bản thân cảm thấy thoải mái, vui vẻ, thích thú với những sự việc diễn ra xung quanh mình, hay chỉ đơn giản là được làm những điều mình thích hoặc hoàn thành được bài tập về nhà. Không có sự khó chịu, bực bội trong khoảng thời gian đó.
III. LUYỆN TẬP
6. Điền g/gh vào chỗ chấm:
- Dù đoạn đường gồ ghề và nhiều bãi lầy, nhưng đàn kiến vẫn gắng sức vượt qua.
- Cả đàn ghé vai, cùng gánh mẩu bánh mì to về tổ.
7. Gạch chân dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong các từ sau:
huy hoàng, búng chân, khó chịu, tanh tách, thoải mái, quyết định, tuyệt đẹp
8. Tìm thêm trong bài đọc “Ngày như thế nào là đẹp?” 5 từ ngữ chỉ đặc điểm:
màu xanh, sâu, đục, đáng ghét, đáng kính, tốt, thoải mái
9. Nối từ ngữ ở cột A với cột B để tạo câu nêu đặc điểm:
Mặt hồ - hiền hòa, xanh mát
Bầu trời - xanh trong và cao vút
Dòng sông - rộng mênh mông và lặng sóng
10. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi nhân vật trong bài “Ngày như thế nào là đẹp?”
Mẫu: Thân hình Châu Chấu khỏe mạnh, rắn chắc.
Ví dụ: Bác Kiến lao động rất chăm chỉ.
- Châu chấu có cái lưng màu xanh và đôi chân tanh tách cọ giữa đôi càng.
- Chú Giun đất màu nâu đen đang cố rúc đầu sâu vào lớp đất khô.
- Chú Giun đất có thân mình dài ngoằng trơn bóng.
- Bác Kiến nhỏ bé chầm chầm tha nhành lá thông đi qua.
- Bác Kiến có thân hình nhỏ bé nhưng lại lớn tuổi.
>> Tham khảo thêm: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 2 - Kết nối tri thức